Sinh 11 - Bài tập cơ bản 1 (quy luật menden)

Sinh 11 - Bài tập cơ bản 1 (quy luật menden)

Câu 1: Với 2 alen A, a có 3 kiểu gen: AA, Aa, aa

- Số phép lai tự thụ: P

P

P

- Số phép lai giao phấn: P

 P

 P

P

P

P

- Số phép lai đồng tính ( Có 1 KH ):

P

P

P

P

- Số phép lai Phân tính ( Có ít nhất 2 KH ):

P

P

- Lai phân tích ( để kiểm tra kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội )

P

P

 

doc 7 trang lexuan 7570
Bạn đang xem tài liệu "Sinh 11 - Bài tập cơ bản 1 (quy luật menden)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀO ĐƯỜNG LINK XEM ĐÁP ÁN GIẢI CHI TIẾT
BÀI TẬP CƠ BẢN 1 (QUY LUẬT MENDEN).
Câu 1: Với 2 alen A, a có 3 kiểu gen: AA, Aa, aa
- Số phép lai tự thụ: P	
P	
P	
- Số phép lai giao phấn: P	
 P	
 P	
P	
P	
P	
- Số phép lai đồng tính ( Có 1 KH ): 
P	
P	
P	
P	
- Số phép lai Phân tính ( Có ít nhất 2 KH ): 
P	
P	
- Lai phân tích ( để kiểm tra kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội )
P	
P	
- Lai thuận nghịch: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?
A. ♀ AA x ♂ aa và ♀ AA x ♂ aa	
B. ♀ Aa x ♂ aa và ♀ aa x ♂ AA
C. ♀ AABb x ♂ aabb và ♀ AaBb x ♂ aaBb	
D. ♀ AABB x ♂ aabb và ♀ aabb x ♂ AABB
Câu 2: Cho các phép lai 
P	AA	x	AA
P	aa	x	aa
P	AA	x	aa
- Số loại KH:	- Số loại KG: 
- Tỉ lệ KH:	- Tỉ lệ KG:	 
- Số tổ hợp :	- Số dòng thuần: 
P	Aa	x	Aa
- Số loại KH:	- Số loại KG: 
- Tỉ lệ KH:	- Tỉ lệ KG:	 
- Số tổ hợp :	- Số dòng thuần: 
P	Aa	x	aa
- Số loại KH:	- Số loại KG: 
- Tỉ lệ KH:	- Tỉ lệ KG:	 
- Số tổ hợp :	- Số dòng thuần: 
P	AA	x	Aa
- Số loại KH:	- Số loại KG: 
- Tỉ lệ KH:	- Tỉ lệ KG:	 
- Số tổ hợp :	- Số dòng thuần: 	
Câu 3: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
Câu 4: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 có sự phân tính chiếm tỉ lệ
Câu 5: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng? 
A. Aa x Aa. 	B. AA x Aa. 	C. Aa x aa.	D. AA x aa. 
Câu 6: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 quả đỏ : 1 quả vàng? 
A. Aa x Aa. 	B. AA x Aa. 	C. Aa x aa.	D. AA x aa.
Câu 7: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là
	A. AA x Aa.	B. Aa x aa.	C. Aa x Aa.	D. AA x aa.	
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là
	A. AA x Aa.	B. Aa x aa.	C. Aa x Aa.	D. AA x aa.	
Câu 9: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
	A. 1/4.	B. 1/3.	C. 3/4.	D. 2/3.
Câu 10: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 có sự phân tính chiếm tỉ lệ
	A. 1/4.	B. 1/3.	C. 3/4.	D. 2/3.
QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
	- Cho các phép lai: 	P1	AaBb 	x 	AaBb
F1	(3 A_: 1aa)(3B_: 1bb) = 	9A_B_: 	3A_bb: 	3aaB_: 	1aabb
	 9vàng – trơn: 3 vàng- nhăn: 3 xanh- trơn: 1xanh- nhăn
	9A_B_: 	3A_bb: 	3aaB_: 	1aabb
- Số loại KH:	- Số loại KG: 
- Tỉ lệ KH:	- Tỉ lệ KG:	 
- Số tổ hợp :	- Số dòng thuần: 
P2	AaBb 	x 	Aabb
F1	(3 A_: 1aa)(1Bb: 1bb) = 	3A_Bb: 	3A_bb: 	1aaBb: 	1aabb
- Số loại KH:	- Số loại KG: 
- Tỉ lệ KH:	- Tỉ lệ KG:	 
- Số tổ hợp :	- Số dòng thuần: 
Lai phân tích	P3	AaBb 	x 	aabb
F1	(1 Aa: 1aa)(1Bb: 1bb)= 	1AaBb: 	1Aabb: 	1aaBb: 	1aabb
- Số loại KH:	- Số loại KG: 
- Tỉ lệ KH:	- Tỉ lệ KG:	 
- Số tổ hợp :	- Số dòng thuần: 
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AaBb là
A. 4.	B. 8.	C. 6.	D. 2.
Câu 2: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai 
AaBbDd × AaBbDD cho đời con có tối đa là
A. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. 	B. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình.
C. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. 	D. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
Câu 3: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ
A. 25%.	B. 6,25%.	C. 50%.	D. 12,5%.
Câu 4: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai 
AaBbDd × AaBbdd là
A. 1/16.	B. 1/8.	C. 1/4.	D. 1/2.
Câu 5: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ
A. 3 : 1.	B. 1 : 1 : 1 : 1.	C. 9 : 3 : 3 : 1.	D. 1 : 1.
Câu 6: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra
A. 16 loại giao tử. 	B. 2 loại giao tử. 	C. 4 loại giao tử. 	D. 8 loại giao tử.
Câu 7: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con nhiều loại tổ hợp gen nhất là
A. AaBb × AABb. 	B. Aabb × AaBB. 	C. aaBb × Aabb. 	D. AaBb × aabb.
Câu 8: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Phép lai AaBbDd × Aabbdd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả ba cặp tính trạng là
A. 1/32.	B. 1/2.	C. 1/8.	D. 1/16.
Câu 9: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai Aabb × aaBb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ
A. 1 : 1 : 1 : 1.	B. 1 : 1.	C. 3 : 1.	D. 9 : 3 : 3 : 1.
Câu 10: Các gene phân li độc lập, KG AabbCCDdEE cho bao nhiêu loại giao tử? 
	A. 4.	B. 8.	C. 16	.	D. 32.
Câu 11: KG nào sau đây tạo ra 4 loại giao tử?
A. AaBbDd.	B. AaBbdd.	C. AAbbDd.	D. AaBBDD.
Câu 12: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen có ít nhất một cặp gen dị hợp chiếm tỉ lệ
A. 37,5%.	B. 87,5%.	C. 50%.	D. 12,5%. 
Câu 13: Nếu các tính trội đều trội hoàn toàn và mỗi gene qui định một tính trạng thì phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH 3 : 3 : 1 : 1 ?
A. AaBb x aaBb. B. AaBb x AaBb. C. Aabb x aaBb. D. AABb x AABb.
Câu 14: Điều không đúng khi nói về KG AaBBDd là gì? Biết mỗi gene quy định một tính trạng?
A.Thể dị hợp. 	 C. Tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
B.Lai phân tích cho 4 KH với tỉ lệ ngang nhau. D. Tạo giao tử aBD có tỉ lệ 12,5%.
Câu 15: Nếu mỗi gene quy định một tính trạng và các tính trội đều trội hoàn toàn thì hai phép lai nào sau đây cho kết quả KH giống nhau?
	A .AaBb x aabb và Aabb x aaBb.	 C. AABB x aabb và AABb x Aabb.
	B. AAbb x aaBB và AaBb x AaBb.	D. AaBb x aabb và AaBB x AaBB.
Câu 16: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về kết quả của phép lai AaBb x Aabb?
A. Có 8 tổ hợp giao tử ở con lai.	C. Tỉ lệ KH là 1:1:1:1
B. Tỉ lệ KG là triển khai của biểu thức (1:2:1)2	D. Có 9 KG.
Câu 17: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ
A. 1/8.	B. 3/16.	C. 1/3.	D. 2/3.
Câu 18: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?
	A. 1/4.	B. 9/16.	C. 1/16.	D. 3/8.
Câu 19: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ
	A. 1/16.	B. 1/9.	C. 1/4.	D. 9/16.
Câu 20: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ
	A. 4/9.	B. 1/9.	C. 1/4.	D. 9/16.
VÀO ĐƯỜNG LINK XEM ĐÁP ÁN GIẢI CHI TIẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_11_bai_tap_co_ban_1_quy_luat_menden.doc