Bài tập tự luyện Hóa học Lớp 11 - Bài 29: Anken

Bài tập tự luyện Hóa học Lớp 11 - Bài 29: Anken

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:

1. Dãy đồng đẳng anken: (olefin)

- Các chất C2H4, C3H6, C4H8.lập thành dãy đồng đẳng anken .

- Anken là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi hay olefin.

- Công thức chung :

2. Đồng phân:

a. Đồng phân cấu tạo: Gồm đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi.

- C2H4, C3H6 không có đồng phân anken.

- Bắt đầu từ C4H8 trở đi có đồng phân anken.

Ví dụ: C4H8 có các đồng phân cấu tạo:

b. Đồng phân hình học:

- Sự phân bố của các nhóm nguyên tử gắn vào cabon C=C khác nhau trong không gian tạo ra đồng phân hình học.

Thí dụ: CH3-CH=CH-CH3 có hai đồng phân hình học

 

docx 3 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 5380
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự luyện Hóa học Lớp 11 - Bài 29: Anken", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI: HIDROCACBON KHÔNG NO - HIDROCACBON THƠM
A. LÝ THUYẾT
BÀI 29: ANKEN
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng anken: (olefin)
- Các chất C2H4, C3H6, C4H8...lập thành dãy đồng đẳng anken .
- Anken là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi hay olefin.
- Công thức chung : 
2. Đồng phân: 
a. Đồng phân cấu tạo: Gồm đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi.
- C2H4, C3H6 không có đồng phân anken.
- Bắt đầu từ C4H8 trở đi có đồng phân anken.
Ví dụ: C4H8 có các đồng phân cấu tạo:
b. Đồng phân hình học:
- Sự phân bố của các nhóm nguyên tử gắn vào cabon C=C khác nhau trong không gian tạo ra đồng phân hình học.
-
 C=C
H
H
CH3
H3C
Thí dụ: CH3-CH=CH-CH3 có hai đồng phân hình học
 C=C
H3C
H
CH3
H
 trans - but-2-en cis - but-2-en
3. Danh pháp:
- Tên thông thường: Tên ankan nhưng thay đuôi an = ilen. 
Ví dụ: C2H4 (etilen), C3H6 (propilen)
- Tên thay thế: 
	+ Chọn mạch chính: là mạch dài nhất và có chứa liên kết đôi
	+ Đánh số thứ tự ưu tiên cacbon gắn liên kết đôi mang giá trị nhỏ nhất
	+ Gọi tên theo công thức
	Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + en
 Ví dụ: : But-2-en
 : 2 - Metylprop-1-en (hoặc 2-metylpropen) 
II. Tính chất vật lý: 
- Ở điều kiện thường :
+ Từ C2H4 → C4H8 là chất khí.
+ Từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
- Các enken đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng (đặc trưng)
- Cộng H2: 
- Cộng Halogen: 
Phản ứng anken tác dụng với Br2 dùng để nhận biết anken (dung dịch Br2 mất màu)
- Cộng HX (X: Cl, Br, OH . . .)
+ Với anken đối xứng khi phản ứng với HX chỉ tạo 1 sản phẩm cộng: 
+ Các anken có cấu tạo phân tử không đối xứng khi cộng HX có thể cho hỗn hợp hai sản phẩm
* Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (phần mang điện dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử C bậc cao hơn (ít H hơn).
2. Phản ứng trùng hợp:(thuộc loại phản ứng polime hóa) là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn (polime).
- Chất phản ứng : monome.
- Sản phẩm : polime.
- n : hệ số trùng hợp.
- Điều kiện: Phân tử phải có liên kết đôi C=C
c. Phản ứng oxi hóa: 
- Oxi hóa hoàn toàn: 
- Oxi hóa không hoàn toàn: Anken có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím (KMnO4). Phản ứng này cũng dùng để nhận biết anken và ankan.
IV. Điều chế
1. Phòng thí nghiệm: 
2. Trong công nghiệp: Điều chế từ ankan bằng phản ứng tách hidro
V. Ứng dụng:
- Các anken và dẫn xuất của anken là nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất hóa học
- Etilen, propilen, butilen được dùng làm chất đầu tổng hợp các polime có nhiều ứng dụng
- Tổng hợp PE, PP, PVC...làm ống nhựa, keo dán ...
- Làm dung môi, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_tu_luyen_hoa_hoc_lop_11_bai_29_anken.docx