Đề thi thử kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 - Môn Hóa

Đề thi thử kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 - Môn Hóa

Câu 41: Trong các tập hợp ion dưới đây:

T1 = {Ca2+, Mg2+, Cl-, NO3-} T2 = {H+, NH4+, Na+, Cl-, SO42-}

T3 = {Ba2+, Na+, NO3-, SO42-} T4 = {Cu2+, Fe2+, Cl-, SO42-, OH-}

T5 = {NH4+, H+, CO32-, Cl-}. Tập hợp có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là

 A. T3, T4, T5. B. T2, T4. C. T1, T3, T4. D. T1, T2.

Câu 42: Dung dịch X chứa 5 loại ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,2 mol Cl và 0,2 mol NO3 . Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X đến khi đư¬ợc l¬ượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch K2CO3 cho vào là

 A. 200 ml. B. 250 ml. C. 150 ml. D. 300 ml.

Câu 43: Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được:

 A. N2, HCl. B. NH4Cl, N2. C. HCl, NH4Cl. D. N2, HCl, NH4Cl.

Câu 44: Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?

 A. NaAlO2. B. Al. C. Al(OH)3. D. AlCl3.

Câu 45: Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần:

 A. NH3, N2, NO, N2O, AlN. B. NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3.

 C. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO. D. NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3.

Câu 46: Một dung dịch E gồm 0,03 mol Na+; 0,04 mol ; 0,02 mol Cl; 0,03 mol và a mol ion Al3+ (bỏ qua sự điện li của nước). Giá trị của a là

 A. 0,03. B. 0,04. C. 0,08. D. 0,10.

 

doc 4 trang lexuan 6450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 - Môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
ĐỀ THI THỬ KỲ THI TN THPT LẦN 1
 Năm học 2020 - 2021
Bài thi: KHTN LỚP 11, Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)
Mã đề thi 209
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: 
H = 1; Li = 7; Na = 23; K =39, Rb= 85,5; Cs =133; N = 14; O = 16; F = 19; Al = 27; S = 32; 
Cl = 35,5; Be= 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr=87,5; Ba = 137; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; 
Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; 
Trong các tập hợp ion dưới đây: 
T1 = {Ca2+, Mg2+, Cl-, NO3-} 	T2 = {H+, NH4+, Na+, Cl-, SO42-}
T3 = {Ba2+, Na+, NO3-, SO42-}	T4 = {Cu2+, Fe2+, Cl-, SO42-, OH-}
T5 = {NH4+, H+, CO32-, Cl-}. Tập hợp có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là
	A. T3, T4, T5.	B. T2, T4.	C. T1, T3, T4.	D. T1, T2.
Dung dịch X chứa 5 loại ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,2 mol Cl- và 0,2 mol NO3- . Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch K2CO3 cho vào là
	A. 200 ml.	B. 250 ml.	C. 150 ml.	D. 300 ml.
Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được:
	A. N2, HCl.	B. NH4Cl, N2.	C. HCl, NH4Cl.	D. N2, HCl, NH4Cl.
Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?
	A. NaAlO2.	B. Al.	C. Al(OH)3.	D. AlCl3.
Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần:
	A. NH3, N2, NO, N2O, AlN.	B. NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3.
	C. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO.	D. NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3.
Một dung dịch E gồm 0,03 mol Na+; 0,04 mol ; 0,02 mol Cl-; 0,03 mol và a mol ion Al3+ (bỏ qua sự điện li của nước). Giá trị của a là
	A. 0,03.	B. 0,04.	C. 0,08.	D. 0,10.
Một dung dịch chứa 0,25 mol Cu2+; 0,2 mol K+; a mol Cl- và b mol SO42-. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch là 52,4 gam. Giá trị của a và b lần lượt là
	A. 0,5 và 0,1.	B. 0,4 và 0,15.	C. 0,2 và 0,25.	D. 0,1 và 0,3.
Nhận định nào sau đây sai ?
	A. Dung dịch axit có chứa ion H+.	B. Dung dịch bazơ có chứa ion OH-.
	C. Dung dịch trung tính có pH=7.	D. Dung dịch bazơ có pH < 7.
Trong 1 lít dung dịch Al2(SO4)3 1M chứa số mol Al3+ là
	A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. H2S.	B. H2SO3.	C. HCl.	D. H3PO4.
Muối nào sau đây là muối của bazơ yếu và axit mạnh?
	A. NH4Cl.	B. Na2CO3.	C. KNO3.	D. CH3COONH4.
Dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa với dung dịch:
	A. HCl.	B. NaNO3.	C. NaHCO3.	D. NaOH.
N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với:
	A. O2.	B. Mg.	C. Li.	D. H2.
Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l, thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
	A. 0,14.	B. 0,13.	C. 0,10.	D. 0,12.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
	A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
	B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
	C. một số ion kết hợp được với nhau tạo ra chất kết tủa, chất bay hơi hoặc chất điện li yếu.
	D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.
Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là:
	A. CO và NO2.	B. CO2 và NO.	C. CO2 và NO2.	D. CO và NO.
Dung dịch HCl có pH=3. Cần pha loãng dung dịch axit này (bằng H2O) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4.
	A. 50 lần.	B. 9 lần .	C. 2 lần.	D. 10 lần.
Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
	A. Ba(OH)2.	B. CH3COOH.	C. H2SO4.	D. Al2(SO4)3.
Dãy các chất nào sau đây khi phản ứng với HNO3 đặc nóng đều tạo khí:
	A. Fe3O4, C, Cu(OH)2.	B. Fe3O4, C, FeCl2.
	C. Na2O, FeO, Ba(OH)2.	D. Cu(OH)2, FeO, C.
Dung dịch A chứa: a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là
	A. a + b = 2c + 2d.	B. a + b = c + d.	C. a + c = b + d.	D. 2a + 2b = c +d.
Amoni nitrat là muối của axit
	A. HNO2.	B. HNO3.	C. H2SO4.	D. HCl.
Cho các phản ứng hoá học sau: 
(1) HCl + NaOH ® H2O + NaCl ; (2) CH3COOH + NaOH ® CH3COONa + H2O; 
(3) H2SO4 + BaCl2 ® 2HCl + BaSO4 ; (4) H2SO4 + Ba(OH)2 ® 2H2O + BaSO4 ; 
(5) 2HNO3 + Ba(OH)2 ® 2H2O + Ba(NO3)2; (6) KOH + HBr ® H2O + KBr
 Số phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn: H+ + OH- ® H2O là
	A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
The oxidation number of N in compound NH3 is
	A. +3.	B. 3+.	C. 3- .	D. -3.
Dung dịch A có pH = 10. Dung dịch đó có môi trường
	A. trung tính.	B. axit.	C. lưỡng tính.	D. Bazơ.
Dãy ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
	A. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-.	B. Na+, Cl- , S2-, Cu2+.
	C. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.	D. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch HCl 0,1 M thu được dung dịch Y. pH của dung dịchY là :
	A. 1.	B. 1,2.	C. 3.	D. 4.
Cho 0,2 mol Mg vào dung dịch HNO3 loãng có dư tạo khí N2O (là sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 đã bị khử là
	A. 0,5.	B. 1.	C. 0,1.	D. 0,6.
Trong phân tử HNO3, N có hóa trị và số oxi hóa:
	A. V, +5.	B. IV, +5.	C. V, +4.	D. IV, +3.
Loại hợp chất nào sau đây không phải là chất điện li:
	A. Oxit.	B. Bazơ.	C. Axit.	D. Muối.
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
	A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
	B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
	C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
	D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là
	A. 20,5%.	B. 18,5%.	C. 22,5%.	D. 25,5%.
Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 12,22 gam.	B. 8,46 gam.	C. 9,40 gam.	D. 11,28 gam.
Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu (trong đó Fe chiếm 36,84% về khối lượng) trong oxi, được 36,8 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tan hoàn toàn trong V ml dung dịch HNO3 4M đã lấy dư 30% so với lượng cần thiết, thu được 0,2 mol hỗn hợp khí NO, NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 19. Giá trị của m và V lần lượt là
	A. 30,4 và 455.	B. 28 và 400.	C. 22,8 và 375.	D. 30,4 và 350.
Cho hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỷ khối so với H2 là 5,333 Nung A có xúc tác (bột hỗn hợp Fe, Al2O3, K2O) thu được hỗn hợp khí B trong đó sản phẩm NH3 chiếm 50% theo thể tích. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
	A. 60%.	B. 75%.	C. 50%.	D. 80%.
Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg và 0,35 mol Fe phản ứng với V lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch B và hỗn hợp khí C gồm 0,05 mol N2O, 0,1 mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V là:
	A. 1,15.	B. 0,9.	C. 1,1.	D. 1,22.
A là hỗn hợp khí gồm SO2 và CO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 25. Dẫn a mol hỗn hợp khí A qua bình đựng 1 lít dung dịch KOH 1,6a M, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là
	A. m = 128,8a.	B. m = 105,8a.	C. m = 110,8a.	D. m = 123a.
Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,25M và K2CO3 0,4M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
	A. 71,91.	B. 18,36.	C. 21,67.	D. 16,83.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 (không tạo NH4NO3). Vậy thể tích của hỗn hợp khí X (đktc) là:
	A. 192,8 lít.	B. 19,28 lít.	C. 86,4 lít.	D. 8,64 lít.
Nhiệt phân 63,9 gam Al(NO3)3 sau phản ứng làm nguội và đem cân thấy khối lượng chất rắn thu được là 31,5 gam. Hiệu suất của phản ứng là
	A. 75,8%.	B. 49,3%.	C. 66,7%.	D. 69,8%.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỷ lệ mol lần lượt là 5:4:2) vào nước dư, đun nóng. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa:
	A. NaHCO3 và Ba(HCO3)2.	B. Na2CO3.
	C. NaHCO3.	D. NaHCO3 và (NH4)2CO3.
----------- Hết ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh: ..........................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_ky_thi_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_hoa.doc