Giáo án Công nghệ lớp 11 - Chủ đề 9: Động cơ đốt trong dùng trong ôtô

Giáo án Công nghệ lớp 11 - Chủ đề 9: Động cơ đốt trong dùng trong ôtô

1. Kiến thức, kỉ năng, thái độ:

a. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được:

- Đặc điểm và cách bố trí động cơ trên ôtô.

- Nhiệm vụ, cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên ôtô.

b. Kĩ năng

 Nhận biết được các các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên ôtô.

c. Thái độ: Làm việc nghiêm túc

2. Định hướng năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật

 

doc 6 trang lexuan 5670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ lớp 11 - Chủ đề 9: Động cơ đốt trong dùng trong ôtô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 9. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG TRONG ÔTÔ (2 tiêt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỉ năng, thái độ:
a. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được:
- Đặc điểm và cách bố trí động cơ trên ôtô.
- Nhiệm vụ, cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên ôtô.
b. Kĩ năng 
 Nhận biết được các các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên ôtô.
c. Thái độ: Làm việc nghiêm túc
2. Định hướng năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả. 
- Năng lực tính toán. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 33 SGK 
- Đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
	-Tranh vẽ hình 33.1 SGK.
2. Học sinh:	
-HS: đọc trước nội dung bài 33 SGK, đọc lại phần truyền chuyển động ở SGK Công nghệ 8.
	- Có đủ SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đặt vấn đề vào bài đầu tiên, tạo sự hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức bài mới
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm:
Ngành nào sủ dụng ĐCĐT nhiều nhất trong ?
Việc ứng dụng ĐCĐT trên ô tô diễn ra như thế nào?
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả, 
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
ĐCĐT được sử dụng tnhiêu nhất ngành giao thông vận tải như ôtô, máy bay, tàu thủy 
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Nêu lên tầm quan trọng của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+ Đặc điểm
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về “Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên ô tô"
* Hình thành kiến thức đặc điểm
- Phát phiếu học tập số 1.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
* Dự kiến sản phẩm: 
- Học sinh trả lời được đặc điểm của ĐCĐT trên ô tô
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
- Dùng hình ảnh minh họa (xem phụ lục)
Cách bố trí.
* Hình thành kiến thức về "Cách bố trí".
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin SGK
- Phát phiếu học tập số 2.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời được cách bố trí ĐCĐT trên ô tô
Bố trí động cơ ở đầu xe 
 Bố trí động cơ ở đuôi ôtô:
Bố trí động cơ ở đuôi xe:
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
Đặc điểm của hệ thống truyền lực
+ Nhiệm Vụ
+ Phân loại:
+ Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực 
* Hình thành kiến thức về " Đặc điểm của hệ thống truyền lực ".
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin SGK
- Phát phiếu học tập số 3.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời được đặc điểm của HTTL trên ô tô
1. Nhiệm vụ: 
2. Phân loại:
3. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực: 
Baùnh xe chuû ñoäng
+ Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực
* Hình thành kiến thức về " Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực ".
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin SGK
- Phát phiếu học tập số 4.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời được đặc điểm của HTTL trên ô tô
4. Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực
Baùnh xe chuû ñoäng
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị có liên quan đến nội dung học tập.
	- Trình bày cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực dùng cho tô tô?.
	- Trình bày nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận chính trên hệ thống truyền lực.
- Ở hộp số: h33.4 Phải đưa cặp bánh răng nào vào ăn khớp để III quay cùng chiều I và có tốc độ nhỏ nhất?
- Muốn tăng tốc độ trục III cần phải thay đổi những cặp bánh răng ăn khớp nào?
Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- Cuối mỗi tiết học, GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa động cơ đốt trong, ô tô, xe máy; có thể quan sát các bộ phận, chi tiết cụ thể.
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
?. ĐCĐT dùng trên ôtô có những đặc điểm gì?
?. Vì sao ĐCĐT dùng trên ô tô yêu cầu tốc độ cao?.
?. Tại sao phải yêu cầu ĐCĐT dùng trên ôtô nhỏ, gọn?
?. Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thường làm mát bằng nước?
?. Khi bố trí động cơ trên ôtô ta cần đảm bảo những yêu cầu gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
?. Hãy nêu cách bố trí động cơ mà em biết?.
?. Bố trí động cơ ở đầu xe có mấy loại? ở những ôtô nào?
?. Bố trí động cơ ở trước buồng lai có những ưu, nhược điểm gì?
?. Bố trí động cơ trong buồng lái có những ưu, nhược điểm gì?
?. Biện pháp khắc phục nhược điểm như thế nào?
?. Cách bố trí động cơ ở đuôi thường áp dụng cho các loại xe nào?
?. Cách bố trí động cơ ở đuôi xe có những ưu, nhược điểm gì?.
?. Cách bố trí động cơ ở giữa xe có những ưu, nhược điểm gì?.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
?. Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ gì?
?. Để phân loại hệ thống truyền lực căn cứ vào yếu tố nào?
?. Em hiểu như thế nào là cầu chủ động?.
( “Cầu” là trục nhân lực, mômen từ trục khuỷu của động cơ.)
?. Theo số cầu chủ động có mấy loại?
?. Liên hệ thực tế loại 1 cầu chủ động ứng dụng những loại xe nào?
?. ưu nhược điểm của ôtô 1 cầu chủ động?.
?. Đặc điểm của ôtô nhiều cầu chủ động, ưu và nhược điểm như thế nào?
? Để bánh xe chủ động quay được hệ thống cần có các bộ phận nào? Vị trí lắp đặt các bộ phận trên ôtô như thế nào?.
?. Em hãy cho biết phương án bố trí hệ thống truyền lực trên ôtô phụ thuộc vào yếu tố nào?.
?. Em có nhận xét gì về cách bố trí truyền lực ở hình a và b?. Về ưu và nhược điểm của hai cách bố trí này như thế nào?
?. Động lực của ôtô được tạo ra từ đâu?.
?. Nguồn động lực từ ĐCĐT truyền đến các bộ phận nào?
?. Việc thay đổi tốc độ, chiều quay của bánh xe chủ động nhờ bộ phận nào?
?. Bánh xe bị động, bánh trước có tác dụng gì?.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
?. Quan sát sơ đồ hệ thống truyền lực hãy cho biết li hợp được đặt ở vị trí nào?
?. Li hợp có nhiệm vụ gì?
?. Ngắt và nối khi nào?
?. Vị trí của hộp số trên HTTL?.
?. Hộp số có nhiệm vụ gì?
?. Qua thực tế đi xe các em thấy có thể thay đổi tốc độ như thế nào?
?. Khi ta quay đầu xe ở đoạn đường hẹp ta làm như thế nào?. 
?. Ôtô nổ máy (động cơ làm việc) mà vẫn đứng yên được không?tại sao?
?.Quan sát sơ đồ hình 33.4 hãy nêu cấu tạo của hộp số 3 cấp vận tốc?
?. Truyền lực các đăng có nhiệm vụ gì?
?. Nếu các đăng chỉ là một trục thì ôtô có chuyển động được không?.
?. Trục nào của hợp số được nối với trục các đăng?
?. Em có nhận xét gì về khớp trượt 3?.
?. Hộp số được lắp như thế nào trên ôtô?
?. Khi xe chuyển động cầu sai có cố định với ôtô không?
?. Khi chuyển động góc ò1, ò2 sẽ như thế nào?
?. Khoảng cách AB như thế nào?.
?. Truyền lực chính có nhiệm vụ gì?
?. Cặp bánh răng côn có tác dụng gì?.
?. Quan sát hình 33.6 cho biết truyền lực chính được nối với bộ phần nào?.
?. Bộ vi sai có nhiệm vụ gì?
?. 02 bánh xe chủ động được lắp vào chi tiết nào của bộ vi sai?.
?. Hai bán trục được nối cứng hay tách rời nhau?.
?. Khi xe đi trên đường mấp mô hay xe đi quay vòng, tốc độ của hai bánh xe chủ động như thế nào?. Vậy em hãy nhắc lại nhiệm vụ của bộ vi sai?.
?. Khi xe đi trên đường thẳng, bằng, tốc độ của hai bánh xe chủ động như thế nào, à tốc độ 02 bánh răng bán trục như thế nào?.
?. Khi xe đi quay vòng tốc độ của 02 bánh xe chủ động như thế nào? Tốc độ 02 bánh răng bán trục như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_chu_de_9_dong_co_dot_trong_dung_tro.doc