Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Bài 43: Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
Học sinh có khả năng:
- Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm cành, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.
- Thực hiện được các phương pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi( ghép mắt), ghép cành.
- Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Mẫu thực vật: cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, rau ngót,.Cây xoài, cam, bưởi.
- Dụng cụ: dao, kéo cắt cành, rạch vỏ cây, chậu trồng cây hay luống đất ẩm, túi nilông, dây nilông.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Bài cũ :
- Có những phương pháp nhân giống vô tính nào ?
- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của học sinh.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Bài 43: Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN: 20/2/2021 NGÀY DẠY: BÀI 43: THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT I. MỤC TIÊU Học sinh có khả năng: - Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm cành, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành. - Thực hiện được các phương pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi( ghép mắt), ghép cành. - Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Mẫu thực vật: cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, rau ngót,...Cây xoài, cam, bưởi... - Dụng cụ: dao, kéo cắt cành, rạch vỏ cây, chậu trồng cây hay luống đất ẩm, túi nilông, dây nilông. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Bài cũ : - Có những phương pháp nhân giống vô tính nào ? - Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới : * Hoạt động 1. + GV cho học sinh nhắc lại phương pháp nhân giống vô tính( nhân giống sinh dưỡng) * Hoạt động 2. + GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành:tiến hành làm các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: tập giâm cành (hay lá) - Thí nghiệm 2: Kĩ thuật ghép cành - Thí nghiệm 3: Kĩ thuật ghép chồi ( mắt) + GV hướng dẫn cách làm của từng thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: * Cắt cành thành từng đoạn (10-15cm), có số lượng chồi mắt bằng nhau. * Cắm nghiêng vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất. * Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh từ các hom (theo bảng ở sgk-167)-> * (thí nghiệm này chỉ làm tập, học sinh về nhà làm lại và theo dõi để báo cáo kết quả vào lần thực hành sau) - Thí nghiệm 2: (Treo tranh 43) * học sinh xem và nghe giáo viên hướng dẫn: * dao sắc cắt vát gon, sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc thật áp sát. * cắt bỏ lá có trên cành ghép và 1/3 số lá trên gốc ghép * buộc chặt cành ghép với gốc ghép - Thí nghiệm 3: * rạch vỏ gốc ghép hình chử T ( ở đoạn thân muốn ghép) dài 2cm * chon chồi ngủ làm chồi ghép, dùng dao cát gon lớp vỏ kèm theo một phần gổ ở chân mắt ghép đặt mắt ghép vào chổ đả nạy vỏ ( cho vỏ gốc ghép phủ lên vỏ mắt ghép) * buộc chặt ( chú ý: không buộc đè lên mắt ghép) * Hoạt động 3. + Phân công, tổ chức thực hành: - Mỗi tổ học tập chia thành 2 nhóm ( tổ trưởng và tổ phó làm nhóm trưởng - Yêu cầu làm tốt thí nghiệm 2 và 3 tại lớp.Sữ dụng dao thật chuẩn xác, cẩn thận, tránh xẫy ra tai nạn * Hoạt động 4. Củng cố và hoàn thiện: + Học sinh làm bản tường trình về thí nghiệm và báo cáo kết quả trước lớp + GV thu một số thí nghiệm của các nhóm có kết quả tốt, khá, trung bình và chưa đạt yêu cầu để nhận xét trước lớp và rút kinh nghiệm * Hoạt động 5. + Nhận xét buổi thực hành và xếp loại giờ học + Bài tập về nhà: nghiên cứu phần B: sinh sản ở động vật V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_43_thuc_hanh_nhan_giong_vo_t.doc