Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Tiết 41-45

Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Tiết 41-45

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* Ổn định tổ chức: 2 phút

A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT)

1. Mục tiêu:

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở thực vật: Khái niệm, đặc điểm, quá trình hình thành giao tử, thụ tinh và hình thành quả, hạt

2. Nội dung:

- HS quan sát một số loại quả thật như táo tầu ( bổ đôi) , hoặc hạt như lúa

- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Sự hình thành quả, hạt trên xảy ra qua những giai đoạn nào?

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :

+ GV cho HS quan sát mẫu vật thật là quả táo tầu bổ đôi hoặc hạt lúa

+ GV đặt câu hỏi: Sự hình thành quả, hạt trên xảy ra qua những giai đoạn nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát mẫu vật và suy nghĩ câu trả lời trên cơ sở kiến thức cũ đã học cấp 2

 Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định

 Bước 4: Kết luận – Nhận định: Từ câu trả lời của HS , GV dẫn dắt vào nội dung bài mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật (5 phút)

a. Mục tiêu: (1), (2), (8),(9), (10), (11), (12).

b. Nội dung:

- Hoạt động cá nhân: Quan sát hình vẽ

- Hoạt động cặp đôi thảo luận, trả lời câu hỏi GV nêu và hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập 1

Phân biệt các đặc điểm của sinh sản vô tính và hữu tính bằng cách đánh dấu “X” vào đặc điểm tương ứng với từng hình thức sinh sản? Từ đó rút ra kết luận về ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính?

 

docx 15 trang huemn72 5280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Tiết 41-45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng
Lớp
11A5
11A6
Sĩ số
B - SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 41. 
Bài 37. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Khái niệm được sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Nêu khái niệm biến thái.
- Lấy được các ví dụ về sinh trưởng và phát triển không qua biến thái , qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Năng lực 
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức sinh học
- Khái niệm được sinh trưởng và phát triển ở động vật.
(1)
- Nêu được khái niệm biến thái.
(2)
- Lấy được các ví dụ về sinh trưởng và phát triển không qua biến thái , qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn và phân biệt được các kiểu phát triển này.
(3)
Tìm hiểu thế giới sống
- Quan sát thực tế lấy được các ví dụ về sinh trưởng và phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
(4)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển, kiến thức về vòng đời của muỗi, ruồi, gián và cách tiêu diệt chúng
(5)
- Vận dụng vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn 
(6)
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác
Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
(7)
Tự chủ và tự học
Tích cực và chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật. 
(8)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề suất các biện pháp bảo vệ cây trồng trong nông nghiệp
(9)
3. Phẩm chất
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
(10)
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
(11)
Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
(12)
Nhân ái
Yêu thương, chăm sóc và bảo vệ các loài vật nuôi trong gia đình.
(13)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
Giáo viên:
- Video về sinh trưởng và phát triển ở động vật nuôi.
- Video về điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Các hình ảnh trong SGK
Học sinh:
- Nghiên cứu SGK, tìm thêm thông tin trên mạng internet và sinh trưởng – phát triển ở động vật, các nhân số bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức: (2 phút)
A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu: 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- HS xác định được nội dung cần tìm hiểu: Sinh trưởng- phát triển ở động vật; các yếu tố ảnh hưởng đên ssinh trưởng và phát triển, từ đó vận dụng trong thực tiễn.
2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân hoàn thành các nội dung trong bảng KWL.
3. Sản phẩm: Nội dung bảng KWL
4. Tổ chức hoạt động: 
+ GV giới thiệu chủ đề và mục tiêu chủ đề
+ Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0
+ GV phát phiếu học tập. Yêu cầu HS hãy hoàn thiện cột K,W.
Những điều đã biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật (K)
Những điều muốn biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật (W)
Những điều đã học về sinh trưởng và phát triển ở động vật (L)
- Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Biến thái 
- Các kiểu sinh trưởng, phát triển ở động vật
............
- HS Hoàn thiện sản phẩm theo nhóm có sự trợ giúp của GV nếu gặp khó khăn
- GV yêu cầu 1 số HS trình bày nội dung bảng 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng – phát triển ở động vật. (10 phút)
a. Mục tiêu: (1), (2), (10), (11), (12).
b. Nội dung: 
- HS xem video và quan sát hình ảnh về sinh trưởng – phát triển ở gà từ khi sinh ra đến khi trưởng thành.
- Đọc SGK thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi GV nêu
 c. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời cho các câu hỏi GV nêu về khái niệm: Sinh trưởng, phát triển; biến thái; Phân loại
d. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS xem vi deo và hình ảnh về các giai đoạn phát triển của gà từ khi nở ra từ trứng cho đến khi trưởng thành
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK phần I ( trang 147 SGK 11), thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
+Hãy cho biết biểu hiện của sinh trưởng và phát triển trong ví dụ trên là gì? 
+Thế nào là sinh trưởng, phát triển ở động vật?
+ GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình ảnh về sự phát triển của động vật qua biến thái
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời:
+ Thế nào là biến thái?
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Định hướng, giám sát 
- HS xem và quan sát hình ảnh
- HS Nghiên cứu nội dung mục I, thảo luận cặp đôi, thống nhất câu trả lời cho câu hỏi GV yêu cầu
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Yêu cầu 1 số HS trả lời câu hỏi
- Yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét, phản biện.
- Hỏi thêm: Căn cứ vào biến thái hay không biến thái chia sinh trưởng- phát triển động vật làm những kiểu nào?
- Một số HS trình bày câu trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện.
- HS đọc SGK mục I trả lời
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của các Hs, rồi tiểu kết
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
* Kết luận:
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm:
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
2. Phân loại các kiểu sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.
- Sinh trưởng và phát triển qua biến thái, gồm:
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật. (18 phút)
a. Mục tiêu: (3), (4), (7), (8), (9), (10), (11), (12).
b. Nội dung: * Ở nhà: Giao nhiệm vụ trước 1 tuần cho các nhóm: Nghiên cứu thông tin SGK mục II, III ( Trang 147- 150 SGK 11) và mạng internet ( nguồn thư viện bài giảng điện tử violet): Sưu tầm tranh về các kiểu phát triển ở động vật và phân biệt theo tiêu chí: Đại diện động vật, khái niệm 
* Trên lớp: Các nhóm tham quan triển lãm tranh- nghe trình bày sản phẩm của từng nhóm và phản biện
c. Sản phẩm: Tranh của các nhóm về nội dung ST và PT qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
d. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
*Thực hiện trước ở nhà: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung sau:
- Sưu tầm hình vẽ đại diện về các kiểu phát triển ở động vật và phân biệt các kiểu phát triển bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau:
Kiểu phát triển
Đại diện 
Khái niệm
Tranh vẽ đại diện 
+ Nhóm 1: Không qua biến thái 
+ Nhóm 2: Biến thái hoàn toàn 
+ Nhóm 3: Biến thái không hoàn toàn.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Định hướng, giám sát :
+ Thực hiện ở nhà: Qua zalo
+ Trên lớp: Kiểm tra sản phẩm đã làm ở nhà
+ Mỗi nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, hoàn chỉnh tranh trước khi đến lớp: Sưu tầm hình ảnh, trên cơ sở quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm treo tranh lên bảng
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình
- Các nhóm nộp tranh và treo đúng vị trí
- Các nhóm di chuyển đến vị trí tranh và trình bày nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét sản phẩm các nhóm, kết luận
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
- Tự ghi nhớ kiến thức
*Kết luận:
 II. Phát triển không qua biến thái và Phát triển qua biến thái 
Các kiểu PT
Đại diện
Khái niệm
Hình vẽ đại diện
Phát triển không qua biến thái
động vật có xương sống (cá, chim, bò sát, thú) và nhiều loài động vật không xương sống
Là kiểu sinh trưởng - phát triển mà con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí giống với con trưởng thành.
Phát triển qua biến thái hoàn toàn
Bướm, ruồi, ong và lưỡng cư
Là kiểu sinh trưởng - phát triển mà ấu trùng (sâu ở côn trùng, nòng nọc ở ếch) có hình dạng, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành.
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Châu chấu, cào cào, gián .
Là kiểu sinh trưởng - phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành. Ấu trùng phát triển thành con trưởng thành qua nhiều lần lột xác
C. LUYỆN TẬP (5 phút)
1. Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi để khắc sâu mục (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7).
2. Nội dụng: HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Biến thái là sự thay đổi :
a. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý trong quá trình ST và PT của động vật.
b. Về hình thái, cấu tạo và sinh lý trong quá trình ST và PT của động vật.
c. Đột ngột về hình thái, cấu tạo trong quá trình ST và PT của động vật.
d. Đột ngột về hình thái, sinh lý trong quá trình ST và PT của động vật.
Câu 2. Ở động vật , PT qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm là :
a. Qua hai lần lột xác . b. Con non gần giống con trưởng thành
c. Qua 3 lần lột xác . d.Con non giống con trưởng thành
Câu 3. Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái:
a. Bọ ngựa, cào cào. b. Cánh cam , bọ rùa.
c. Cá chép, Khỉ, Chó , Thỏ . d. Bọ xít, Ong, Châu chấu.
3. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS
 Đáp án : 1.a ; 2.b ; 3.c. 
4. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ( Sử dụng kỹ thuật tia chớp)
- HS nhận nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát – HS thảo luận cặp đôi.
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.
D. VẬN DỤNG – MỞ RỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu: (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12). 
2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập và câu hỏi hỏi sau:
Bài tập: Hoàn thiện cột L của bảng phần khởi động.
Câu hỏi 1: Khi quan sát vòng đời phát triển của gián và muỗi, bạn Hà kết luận: Gián và muỗi đều có kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn. Theo em bạn trả lời như vậy có đúng không? Tại sao? Nêu biện pháp hạn chế sự phát triển 2 loài này?
Hình 1:Vòng đời của gián
Trứng
Con trưởng thành
Ấu trùng
9-13 tháng
6-7 tuần
Hình 2:Vòng đời của muỗi
Trứng
Bọ gậy
Loăng quăng
Con trưởng thành
Câu hỏi 2:
Tại sao khi nuôi cá rô phi người ta thường thu hoạch cá sau một năm tuổi, khi cá đạt khối lượng từ 1 – 1,2kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ ba khi cá có thể đạt tới khối lượng tối đa 2,5kg?
3. Sản phẩm học tập: 
Bảng KWL đã đủ nội dung
Trả lời được các câu hỏi:
Câu 1: 
Sai vì :
+ Muỗi có giai đoạn con bọ gậy nở từ trứng ra hình thái, sinh lý rất khác con trưởng thành -> Biến thái hoàn toàn
+ Gián có giai đoạn ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện và qua nhiều lần lột xác thành con trưởng thành-> biến thái không hoàn toàn.
Biện pháp diệt muỗi, gián: Tiêu diệt khi nó còn là giai đoạn trứng, ấu trùng. Giai đoạn này thường sống trong nước hoặc nơi ẩm thấp, hôi hám. Vì vậy phải giữ gìn vệ sinh môi trường nơi ở, tránh ao tù, nước đọng
Câu 2: Vì tốc độ sinh trưởng từ năm 3 trở đi chậm dần, mà cá càng to ăn càng nhiều, chi phí sẽ tốn kém hơn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- HS nhận nhiệm vụ 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả: Nộp báo cáo nhiệm vụ đã làm vào tiết học sau
Bước 4: Kết luận và nhận định: GV thu báo cáo của HS và nhận xét – cho điểm 1 vài HS
Ngày soạn:
Ngày giảng
Lớp
11A5
11A6
Sĩ số
Tiết 45
 Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật.
- Nêu ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
-Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, mô tả quá trình thụ tinh kép.
-Nêu sơ lược sự hình thành quả và hạt.
- Vận dụng và giải thích được một số hiện tượng thực tế có liên quan.
2. Năng lực:
Năng lực
Mục tiêu
Mã hóa
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức sinh học
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật
(1)
- Nêu được ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
(2)
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
( 3)
- Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, mô tả quá trình thụ tinh kép
(4)
- Nêu sơ lược sự hình thành quả và hạt
(5)
Tìm hiểu thế giới sống
- Tìm hiểu về sự hình thành quả và hạt của một số loại cây ăn quả
(6)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng và giải thích được một số hiện tượng thực tế có liên quan đến sinh sản hữu tính ở thực vật .
(7)
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác
Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
(8)
Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu cảm ứng ở động vật
(9)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Tìm hiểu các loại cây trồng chỉ có thể nhân giống bằng hạt mà không áp dụng được phương pháp nhân giống khác.
(10)
3. Phẩm chất
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
(11)
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
(12)
Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
(13)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
 - Các tranh hình SGK
- Video hoặc hình động về sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
+ Quá trình hình thành túi phôi và hạt phấn: 
+ Quá trình thụ phấn và thụ tinh: 
+ Quá trình hình thành hạt và quả: 
Học sinh:
- Sưu tầm 1 số hoa vừa nở như hoa loa kèn, hoa giâm bụt
- Sưu tầm 1 số loại quả (Táo), hạt lúa.
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức: 2 phút
A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu: 
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở thực vật: Khái niệm, đặc điểm, quá trình hình thành giao tử, thụ tinh và hình thành quả, hạt 
2. Nội dung: 
- HS quan sát một số loại quả thật như táo tầu ( bổ đôi) , hoặc hạt như lúa
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Sự hình thành quả, hạt trên xảy ra qua những giai đoạn nào?
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
4. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : 
+ GV cho HS quan sát mẫu vật thật là quả táo tầu bổ đôi hoặc hạt lúa
+ GV đặt câu hỏi: Sự hình thành quả, hạt trên xảy ra qua những giai đoạn nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS quan sát mẫu vật và suy nghĩ câu trả lời trên cơ sở kiến thức cũ đã học cấp 2
 Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định
 Bước 4: Kết luận – Nhận định: Từ câu trả lời của HS , GV dẫn dắt vào nội dung bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật (5 phút)
a. Mục tiêu: (1), (2), (8),(9), (10), (11), (12).
b. Nội dung: 
- Hoạt động cá nhân: Quan sát hình vẽ
- Hoạt động cặp đôi thảo luận, trả lời câu hỏi GV nêu và hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập 1
Phân biệt các đặc điểm của sinh sản vô tính và hữu tính bằng cách đánh dấu “X” vào đặc điểm tương ứng với từng hình thức sinh sản? Từ đó rút ra kết luận về ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính?
Tiêu chí phân biệt
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
1. Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực với giao tử cái, luôn có sự trao đổi tái tổ hợp hai bộ gen
2. Luôn gắn liền với giảm phân
3. Tạo ra các cá thể mới thích nghi với môi trường sống ổn định
4. Kém đa dạng di truyền
5. Tạo sự đa dạng di truyền
6. Tăng khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra và nội dung phiếu học tập đã hoàn thành
- Đáp án phiếu học tập: Sinh sản vô tính: 3,4. Sinh sản hữu tính: 1,2,5,6
d. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Chiếu hình ảnh về sinh sản của cây táo và cây khoai lang, yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Chỉ ra sinh sản của táo có điểm gì khác biệt so với cây khoai lang
+ Nêu khái niệm thế nào là sinh sản hữu tính?
+ Hoàn thành phiếu học tập số 1
-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát 
- Cá nhân quan sát hình ảnh
- Thảo luận cặp đôi, thống nhất câu trả lời ghi vào nháp
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu HS trả lời 
- HS được yêu cầu báo cáo
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận 
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
*Kết luận: 
I. Khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật
1. Khái niệm: Sinh sản trong đó có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể con..
2. Ưu việt của sinh sản hữu tính: 
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi
- Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
a. Mục tiêu: (3), (4), (5), (6), (8), (9), (10), ( 11), (12), (13).
b. Nội dung: 
- HS quan sát các hình ảnh, video về các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn , thụ tinh
-HS hoạt động nhóm hoàn thành các phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2
Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
Sự hình thành hạt phấn
Sự hình thành túi phôi
Giống nhau
Khác nhau
Phiếu học tập số 3
Phân biệt thụ phấn và thụ tinh
Thụ phấn 
Thụ tinh
Thụ tinh
Thụ tinh kép
Khái niệm
c. Sản phẩm: Nội dung các phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động: 
d.1. Cấu tạo hoa và quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi (13 phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
1.Yc HS quan sát hình ảnh 1 hoa lưỡng tính và yêu cầu chỉ ra nhị và nhụy
2. Quan sát sơ đồ hình thành hạt phấn và túi phôi, thảo luận nhóm ( Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn) hoàn thành phiếu học tập số 2
-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát 
1- Cá nhân quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ GV nêu
2. Thảo luận nhóm: Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, mỗi thành viên hoàn thành nhiệm vụ ghi vào góc bảng nhóm, thảo luận thống nhất hoàn thành toàn bộ nội dung phiếu học tập( Ghi vào trung tâm bảng nhóm)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày
- Nhóm 1, 2 trình bày, các nhóm khác lắng nghe và phản biện 
- Các nhóm nộp sản phẩm
- Cử đại diện trình bày khi GV yêu cầu
- Các nhóm lắng nghe và nhận xét, phản biện
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận 
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
- Hoàn thiện phiếu học tập
*Kết luận: 1. Sự hình thành hạt phấn và túi phôi
	 Phiếu học tập số 2
Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
Sự hình thành hạt phấn
Sự hình thành túi phôi
Giống nhau
Từ tế bào mẹ (2n) giảm phân tạo 4 tế bào con đơn bội (n)
Khác nhau
4 tế bào con là 4 tiểu bào tử sẽ phát triển thành hạt phấn nhờ nguyên phân 1 lần
4 tế bào con gồm: 3 tế bào nhỏ bị tiêu biến, 1 đại bào tử sống sót sẽ phát triển thành túi phôi nhờ 3 lần nguyên phân 
d.2. Thụ phấn và thụ tinh (8 phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
2. Quan sát hình ảnh thụ phấn, thụ tinh và video thụ tinh kép, thảo luận nhóm nhỏ hoàn thành phiếu học tập số 3
-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát 
- Cá nhân quan sát hình ảnh, đọc SGK
- Thảo luận nhóm nhỏ, thống nhất ý kiến hoàn thành các nội dung phiếu học tập số 2
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày
- Nhóm 1, 2 trình bày, các nhóm khác lắng nghe và phản biện 
- Các nhóm nộp sản phẩm
- Cử đại diện trình bày khi GV yêu cầu
- Các nhóm lắng nghe và nhận xét, phản biện
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận 
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
- Hoàn thiện phiếu học tập
*Kết luận: 2. Thụ phấn và thụ tinh: Phiếu học tập số 3
Phân biệt thụ phấn và thụ tinh
Thụ phấn 
Thụ tinh
Thụ tinh
Thụ tinh kép
Khái niệm
Quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy
Sự hợp nhất nhân giao tử đực với nhân giao tử cái (tế bào trứng) trong túi phôi để tạo hợp tử (2n)
- GT đực 1 x TB trứng -> Hợp tử (2n)
- GT đực 2 x nhân lưỡng bội (2n) -> nội nhũ(3n) 
D3. Quá trình hình thành hạt và quả (5 phút)
 Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS xem video quá trình hình thành hạt và quả
-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát 
- Cá nhân quan sát hình ảnh, tự tóm tắt quá trình hình thành hạt và quả
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu HS đọc thêm SGK và hoàn thành nội dung về hình thành hạt và quả 
- Các cá nhân có thể đọc thêm SGK và hoàn thiện nội dung GV yêu cầu
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhắc nhở HS hoàn thành nội dung 
 -Các cá nhân tự hoàn thiện kiến thức
*Kết luận:
3. Quá trình hình thành hạt, quả
a. Hình thành hạt
- Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt
+ Hợp tử -> Phôi
+Tb tam bội-> Nội nhũ
b. Hình thành quả
Quả là do bầu nhụy phát triển thành.
LUYỆN TẬP (5 phút)
1. Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi GV yêu cầu để khắc sâu mục tiêu (1), (2), (3), (4), (5). 
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Câu 1: Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp
A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử được tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
D. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới
Câu 2: Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân
B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân
D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân
Câu : Trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa, bộ NST của các nhân gồm nhân của giao tử là n,
A. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 2n
B. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 4n
C. của nhân cực là n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n
D. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n
Câu 5: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của
A. nhân 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
B. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nội nhũ
C. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
D. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi
Câu 6: Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là
A. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi
B. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
C. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền
D. hình thức sinh sản phổ biến
3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm:
Đáp án: 1B, 2C, 3A, 4D ,5B, 6C
4. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS nhận nhiệm vụ: (Sử dụng kỹ thuật tia chớp): trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ sẵn sàng trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả: Câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.
	D. VẬN DỤNG (2 Phút)
1. Mục tiêu: (7), ( (10), (11), (12), (13). 	
2. Nội dung: 
- HS hoạt động cá nhân về nhà: 
1. Tìm hiểu về sự hình thành quả và hạt của một số loại cây ăn quả
2. Thực hành: Nhân giống một loại cây trồng bằng hạt và chăm sóc.
3. Chuẩn bị dụng cụ mẫu vật thực hành bài 43
3. Sản phẩm học tập: 
Sản phẩm cụ thể và báo cáo
4. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Về nhà:
- HS tự tìm hiểu thông tin trên mạng và trong thực tế.
- HS tự chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm tại nhà- viết báo cáo kết quả thí nghiệm
- HS tự chuẩn bị dụng cụ mẫu vật thực hành bài 43 theo sgk
Bước 3: Báo cáo kết quả: - Mỗi HS nộp báo cáo sau 4 tuần
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv thu nộp báo cáo và chấm điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_11_tiet_41_45.docx