Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 74+75: Đọc văn "Hầu trời" - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Như Nhị Lan

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 74+75: Đọc văn "Hầu trời" - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Như Nhị Lan

A. Mức độ cần đạt:

- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu chuyện “Hầu trời”.

- Thấy được những nét cách tân đặc sắc trong nghệ thuật thơ Tản Đà và mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà: tư tưởng thoát ly, ý thức về bản ngã “cái tôi” và cá tính “ngông”;

- Nhận thức được những dấu hiệu đổi mới theo khuynh hướng hiện đại hoá của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX;

2. Về kỹ năng:

 - Đọc – hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại.

 - Có kỹ năng cảm nhận thơ trữ tình, bình giảng được những câu thơ đặc sắc.

 3. Về thái độ:

 Trân trọng thơ văn của Tản Đà, hiểu được tâm trạng của tác giả.

 C. Phương pháp dạy học:

Nói, vấn đáp, diễn giảng.

-Thuyết giảng.

-Vấn đáp.

-Phân tích – tổng hợp.

D .TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc lại bài thơ “ Tràng Giang” và phân tích khổ 1

TL:

- Bài thơ bắt đầu bằng việc miêu tả sóng trên tràng giang: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

→ những con sóng rất lăn tăn, mang nỗi buồn, nỗi buồn nối tiếp nhau, trải dài trên mặt nước mênh mông

Từ điệp điệp kéo dài thêm nỗi buồn, khiến nỗi buồn mênh mang mãi

- Ngoài sóng nỗi buồn sông nước còn thể hiện qua các khách thể: con thuyền, nước, củi. sự hòa quyện giữa cổ điển và hiện đại, bức tranh mênh mong ,cảnh vật chia lìa tan tác.

Phép đối: thuyền về >< nước="" lại,="" củi="" một="" cành="">< lạc="" mấy="">

- Hình ảnh cành củi khô trôi nổi trên dòng nước gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời

Nỗi buồn sông nước, nỗi buồn đứng trước không gian mênh mông, con người nhỏ bé giữa cuộc đời

3 . Bài mới: Hầu trời

Trong tiết học ngày hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu nhà thơ được đánh giá là nhà thơ của hai thế kỉ .Thơ của ông được xem như là một gạch nối của 2 thời kì văn học học đó là văn học trung đại và văn học hiện đại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác giả Tản Đà cùng với bài thơ Hầu trời.

 

doc 6 trang huemn72 8810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 74+75: Đọc văn "Hầu trời" - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Như Nhị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 	Lớp dạy: 11.9
Tiết PPCT: 74 – 75 	GVHD: Nguyễn Kim Thủy
 Ngày dạy: 17/1/2020 	 	GSTT : Huỳnh Như Nhị Lan
ĐỌC VĂN: HẦU TRỜI
Tản Đà
Tiết 1
A. Mức độ cần đạt: 
- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu chuyện “Hầu trời”.
- Thấy được những nét cách tân đặc sắc trong nghệ thuật thơ Tản Đà và mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà: tư tưởng thoát ly, ý thức về bản ngã “cái tôi” và cá tính “ngông”;
- Nhận thức được những dấu hiệu đổi mới theo khuynh hướng hiện đại hoá của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX;
2. Về kỹ năng:
 - Đọc – hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại.
 - Có kỹ năng cảm nhận thơ trữ tình, bình giảng được những câu thơ đặc sắc.
 3. Về thái độ:
 Trân trọng thơ văn của Tản Đà, hiểu được tâm trạng của tác giả.
 C. Phương pháp dạy học:
Nói, vấn đáp, diễn giảng. 
-Thuyết giảng.
-Vấn đáp.
-Phân tích – tổng hợp.
D .TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Đọc lại bài thơ “ Tràng Giang” và phân tích khổ 1 
TL:
Bài thơ bắt đầu bằng việc miêu tả sóng trên tràng giang: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
→ những con sóng rất lăn tăn, mang nỗi buồn, nỗi buồn nối tiếp nhau, trải dài trên mặt nước mênh mông 
Từ điệp điệp kéo dài thêm nỗi buồn, khiến nỗi buồn mênh mang mãi
 Ngoài sóng nỗi buồn sông nước còn thể hiện qua các khách thể: con thuyền, nước, củi. sự hòa quyện giữa cổ điển và hiện đại, bức tranh mênh mong ,cảnh vật chia lìa tan tác.
Phép đối: thuyền về > < lạc mấy dòng
- Hình ảnh cành củi khô trôi nổi trên dòng nước gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời
Nỗi buồn sông nước, nỗi buồn đứng trước không gian mênh mông, con người nhỏ bé giữa cuộc đời
3 . Bài mới: Hầu trời
Trong tiết học ngày hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu nhà thơ được đánh giá là nhà thơ của hai thế kỉ .Thơ của ông được xem như là một gạch nối của 2 thời kì văn học học đó là văn học trung đại và văn học hiện đại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác giả Tản Đà cùng với bài thơ Hầu trời.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Đọc phần tiểu dẫn trong SGK và cho biết những nét chính về Tản Đà ? 
TL:
GV bình: Tản Đà ( 1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Làng ông nằm ven sông Đà, gần núi Tản Viên. Nhà thơ đã lấy tên núi, tên sông đó ghép lại thành bút danh của mình.
- Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới manh nha, nên con người ông kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn người của hai thể kỉ.
- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của lớp tiểu tư sản thành thị, học chữ Hán từ nhỏ nhưng lại sớm chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ và rất ham học hỏi để tiến kịp thời đại. Vì vậy, ông là một con người hào hoa, phóng túng, không chịu khép mình trong khuôn khổ Nho giáo.
- Ông sáng tác văn chương chủ yếu theo những thể loại cũ nhưng nguồn cảm xúc lại rất mới mẻ. 
- Tản Đà là nhà văn đầu tiên ở Việt Nam sống bằng nghề viết văn, làm báo. 
- Cuộc đời ông vui ít, buồn nhiều, càng về cuối càng chật vật. Có điều đáng quý là trước sau Tản Đà vẫn giữ được mình trong sạch. 
GV: Nêu một số tác phẩm chính của Tản Đà?
TL:
GV bình: Tản Đà đặt cầu nối giữa hai thời đại văn học dân tộc: từ trung đại sang hiện đại. Ông viết thành công ở nhiều thể loại, nhưng làm nên một Tản Đà danh tiếng, trước hết là thơ.
Thơ văn ông chinh phục độc giả bởi một điệu tâm hồn mới mẻ, với sự hiện diện của cái tôi lãng mạn bay bổng, vừa ngông nghênh phớt đời, vừa cảm thương ưu ái. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng - vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian, dân tộc, vừa có những nét sáng tạo độc đáo và tài hoa.
Và từ đó Tản Đà đã thực hiện xuất sắc vai trò cầu nối giữa hai giai đoạn văn học trung đại và văn học hiện đại
GV: Nêu xuất xứ của tác phẩm ?
TL: - Bài thơ “ Hầu trời” in trong tập “Còn chơi” xuất bản năm1921
Gv bình: Bài thơ ra đời vào thời điểm khuynh hướng lãng mạn đã khá đậm nét trong văn chương thời đại. Xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau 
GV: Yêu cầu học sinh chia bố cục:
TL:
GV: hỏi cách mở đầu câu hỏi có gì đặt biệt ?
TL : Câu mở đầu là câu nghi vấn,tạo nên nét mới lạ cho bài thơ lôi cuốn người đọc.
GV hỏi : thời gian, trạng thái cảm xúc thể hiện qua các từ ? 
thời gian, trạng thái cảm xúc qua các từ “ đêm qua, chẳng phải hoảng hốt, sướng lạ lùng” 
GV hỏi: Thời gian đêm có ý nghĩa gì? Đây là thời gian thực tại hay thời gian hồi tưởng?
TL : tác giả hồi tưởng lại,thời khắc yên tĩnh, bôc lộ rõ cái tôi cá nhân rõ.
GV hỏi: Sự kiện gì đã xảy ra và trạng thái cảm xúc của thi nhân được thể hiện qua những chi tiết nào? Chi tiết nghệ thuật nào độc đáo?
TL: được lên tiên cảm xúc được thể hiện “ chẳng phải hoảng hốt, sướng lạ lùng.
GV bình: Mở đầu đoạn thơ là một câu hỏi“ Đêm qua chẳng biết có hay không ?mà câu 2 3 4 là câu trả lời, tác giả tự đặt câu hỏi là tự trả lời cho câu hỏi giấc mơ đêm qua là có thật hay không, là có thật “Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!/ Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.Và chúng ta thấy tác giả đã lập lại 4 lần từ thật nhấn mạnh những cảm xúc mà mình đã trải qua trong giấc mơ đêm qua. Và theo cách dẫn dắt của Tản Đà đã dẫn dắt người độc đi từ thực sang cỏi mơ một cách tự nhiên nhất. Khiến cho gười đọc tò mò bước vào thế giới mê lộ với đầy ngạc nhiên và thú vị. Có điều gì hay trong chuyến lên tiên của thi sĩ Tản Đà, chúng ta sẽ cùng khám phá.
GV: Để hiểu hơn nội dung của bài thơ thì bây giờ cô và các em sẽ tìm hiểu đôi nét về nội dung của 6 đoạn thơ chữ nhỏ.
GV bình : Trong sáu đoạn thơ ấy Tản Đà kể lại việc đêm canh ba mình được lên thiên môn như thế nào. Và qua tổng thể 6 đoạn thơ Tản Đà đã thể hiện cái tôi ngông của mình.
GV: Những hình ảnh nào nói lên tâm trạng của nhà thơ?
TL: “ngồi dậy đun nước, ngâm ngợi thơ văn, ngắm trăng trên sân nhà” thể hiện sự cô đơn
GV: Câu thơ nào thể hiện cái ngông của tác giả?
TL:”Người tiên nghe tiếng lại như quen”. Tản Đà quen với tiên, có hay không Tản Đà là tiên bị đày xuống trần giang
GV: Cảnh vật được hiện ra như thế nào trong hai khổ thơ cuối ?
TL: +“Đường mây” rộng mở
 +“Cửa son đỏ chói” :rực rỡ
 +“Thiên môn đế khuyết”: vẻ sang trọng, quý phái.
GV bình : Hai khổ thơ cho thấy không gian bao la, sang trọng, quý phái của trời và tạo cho người đọc cảm giác mọi chuyện diễn là là thật. Và chỉ có người tài giỏi như Tản Đà mới được mời lên đọc thoe cho trời nghe.
Và muốn hiểu thêm tác giả đã hầu trời thì chứng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp mà chúng ta học ở tiết sau. Câu??? Diễn đạt lại
Đọc hiểu tác phẩm
1. Tác giả
- Tản Đà: (1889-1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu
- Quê hương: Tỉnh Sơn Tây (Nay thuộc Hà Nội)
- Con người:
+ Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời.
+ Là “người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)
+ Phong cách thơ lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.
+ Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
* Tác phẩm tiêu biểu: 
- Thơ “Khối tình con” I, II (1916, 1918), 
- Truyện: Giấc mộng con I, II (1916, 1932), 
- Tự truyện “Giấc mộng lớn” (1928), 
- Thơ và văn xuôi “Còn chơi” (1921).
2. Tác phẩm: Bài thơ “ Hầu trời”
a) Xuất xứ
- Bài thơ “ Hầu trời” in trong tập “Còn chơi” xuất bản năm1921
- Cảnh trời: là mô tiếp nghệ thuật quen thuộc trong thơ Tản Đà. Và bài thơ Hầu trời là một khoảnh khắc trong chuỗi lãng mạn đó.
- Thể thơ: thất ngôn trường thiên tự sự + trữ tình
b) Bố cục: 4 phần:
- Khổ 1: Nhớ lại cảm xúc đêm qua – đêm được lên trời 
 - Sáu khổ chữ nhỏ : Cảnh lên thiên môn đọc thơ hầu trời
-12 khổ tiếp theo: Cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội nữa phong kiến.
- Phần còn lại: cảnh và cảnh xúc của tác giả trên đường về hạ giới. 
II. Đọc hiểu văn bản:
Nhớ lại cảm xúc đêm qua – đêm được lên trời ( đoạn 1 )
Mở đầu là câu nghi vấn
Hồi tưởng lại, thời khắc yên ắng, tĩnh lặng “đêm qua” " cái tôi bộc lộ
“ Thật hồn, thật phách , thật thân thể”
Điệp từ : “thật” nhằm khẳng định về giấc mơ như thật của tác giả, khẳng định lại vấn đề “ Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng”.
Cảm xúc: “sướng lạ lùng” vì thật được lên tiên.
" Khẳng định việc đó là sự thật , phủ định cái hư ảo, sử dụng điệp từ để khẳng định cái thực 
- Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn: 
=> Lối vào đề có sức hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh mẽ, gợi trí tò mò, độc đáo và có duyên.
2. Cảnh lên thiên môn đọc thơ hầu trời ( 6 đoạn thơ chữ nhỏ) 
- Nhà thơ không ngủ được, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ...
→ Tâm trạng buồn, ngồi dậy đun nước, ngâm ngợi thơ văn, ngắm trăng trên sân nhà
 - Vì người đọc thơ làm mất giấc ngủ của trời, trời sai lên đọc thơ cho trời nghe!
-Trời đã sai gọi buộc phải lên!
“Người tiên nghe tiếng lại như quen”
Quen cả với tiên! nhà thơ cũng là vị 
“trích tiên” - tiên bị đày xuống hạ giới. Việc lên đọc thơ hầu trời cũng là việc bất đăc dĩ: “Trời đã sai gọi thời phải lên”
→ Ngông nghênh, tự nâng mình lên trên thiên hạ, trời cũng phải nể, phải sai gọi lên đọc thơ hầu trời!
- Hai khổ thơ cuối: không gian, cảnh tiên như hiện ra:
 +“Đường mây” rộng mở
 +“Cửa son đỏ chói” :rực rỡ
 +“Thiên môn đế khuyết”: vẻ sang trọng, quý phái.
→ Cách miêu tả làm nổi bật cái ngông của nhân vật trữ tình.
- Cảnh: thi nhân lạy trời, được tiên nữ lôi dậy, dắt lên ngồi “ghế bành”như tuyết như mây..
=> Cách kể, tả cụ thể, cảnh nhà Trời, Thiên đường mà không quá xa xôi, cách biệt với trần thế. Câu chuyện diễn biến tự nhiên hợp lý.
4.Củng cố:
Trình bày lại nội dung của khổ thơ đầu. 
 5.Dặn dò . 
- Trả lời được các câu hỏi nêu trong sách giáo khoa
- Học thuộc bài thơ
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài học
E. Rút kinh nghiêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_7475_doc_van_hau_troi_nam_hoc_20.doc