Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

A. Lí thuyết

a. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng.

+ Hình thái của hệ rễ

+ Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ

- Rễ cây ăn sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ, các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng.

- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.

b. Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây

+ Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút

* Hấp thụ nước

- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động ( cơ chế thẩm thấu )

- Nước di chuyển từ môi trường nhược trương ( ít ion khoáng, nhiều nước ) sang môi trường ưu trương ( nhiều ion khoáng, ít nước ).

- Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do :

# Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút

# Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất.

* Hấp thụ ion khoáng

- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế :

# Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động ( đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp).

# Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao ( ion kali), di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

c. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

+ Theo 2 con đường:

- Con đường gian bào

- Con đường tế bào chất

 

docx 8 trang Đoàn Hưng Thịnh 7770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH HỌC 11
CHƯƠNG I
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Người thực hiện:
Vũ Thị
Ngọc Ánh
SỰ HẤP THỤ
BÀI 1
NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG

Ở RỄ
Lí thuyết
Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng.
+ Hình thái của hệ rễ
+ Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Rễ cây ăn sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ, các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng.
- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.
Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây
+ Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
* Hấp thụ nước
- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động ( cơ chế thẩm thấu )
- Nước di chuyển từ môi trường nhược trương ( ít ion khoáng, nhiều nước ) sang môi trường ưu trương ( nhiều ion khoáng, ít nước ).
- Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do :
# Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút
# Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất.
* Hấp thụ ion khoáng
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế :
# Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động ( đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp).
# Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao ( ion kali), di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
+ Theo 2 con đường:
Con đường gian bào
Con đường tế bào chất
Con đường gian bào ( đường màu đỏ)
Con đường tế bào chất ( đường màu xanh)
Đường đi
Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenlulozo trong thành tế bào và đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ
Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ tế bào này sang tế bào khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ
Đặc điểm
Nhanh, không được chọn lọc
Chậm, được chọn lọc
Ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ
+ Các yếu tố ngoại cảnh như: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất....ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.
+ Oxi: Nồng độ oxi trong đất giảm → sự sinh trưởng của rễ giảm, đồng thời làm tiêu biến các tế bào lông hút → sự hút nước giảm
+ Thiếu oxi → quá trình hô hấp yếm khí tăng sinh ra chất độc với cây.
+ Độ axit: pH ảnh hưởng đến nồng độ các chất trong dung dịch đất
→ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cây.
Bài Tập Luyện Tập
Câu 1: Đơn vị hút nước của rễ là 
Tế bào lông hút
Tế bào biểu bì
Không bào
Tế bào rễ
Câu 2: Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng là 
Số lượng tế bào lông hút lớn
Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả
Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút
Số lượng rễ bên nhiều
Câu 3: Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là
Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào
Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giưa các bó sợi xenlulozo bên trong thành tế bào
Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào
Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào
Câu 4: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của các yếu tố nào ?
I. Năng lượng (ATP)
II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy gongi
IV. Enzim
I, IV
II, IV
I, II, IV
I, III, IV
Câu 5: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?
Chủ động
Khuếch tán
Có tiêu dùng năng lượng ATP
Thẩm thấu
Câu 6: Đối với những loài thực vật ở cạn , nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây
Toàn bộ bề mặt cơ thể 
Lông hút của rễ
Chóp rễ
Khí khổng
Câu 7: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây
Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá
Nước và ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá
Nước và ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả và củ
Nước và ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ
Câu 8: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng nào sau đây ?
Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào bên trong của lá
Giảm sự thoát hơi nước của cây
Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời
Tăng số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới lá
Câu 9: Trong các biện pháp sau:
- Phơi ải đất cày sâu, bừa kĩ
- Tưới nước đầy đủ, bón phân cho đất
- Giảm bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất
- Vun gốc và sới đất cho cây
Có bao nhiêu biện pháp kích thích rễ phát triển?
1
3
2
4
Câu 10: Trong rễ, bộ phận quan trọng giúp cây hút nước và muối khoáng là:
Miền lông hút
Miền sinh trưởng
Miền chóp rễ
Miền trưởng thành
Câu 11: Trước khi vào mạch gỗ của rễ nước và chất khoáng phải đi qua tế bào nào đầu tiên?
Khí khổng
Tế bào nội bì
Tế bào lông hút
Tế bào biểu bì
Câu 12: Quá trình hấp thu các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?
Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu
Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động
Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ
Điện li và hút bám trao đổi
Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?
Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước
Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất
Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao
Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp
Câu 14: Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động ở rễ là:
Hấp thu, sử dụng rất ít nguồn năng lượng ATP của tế bào
Hấp thu nước nhưng không hấp thu ion khoáng
Hấp thu không phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu
Hấp thu với các chất di chuyển theo bậc thang nồng độ
Câu 15: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có các đặc điểm nào dưới đây
1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp
2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion bị động đi ngược triều nồng độ vào tế bào rễ 
3. Không cần tiêu tốn năng lượng
4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải
2,3
1,4
2,4
1,3

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_1_su_hap_thu_nuoc_va_muoi_khoang.docx