Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Năm học 2021-2022
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật.
- Nêu được cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu là rễ cây.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây, phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
2. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức: mô tả các con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ.
- Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học: vận dụng được hiểu biết về sự hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn.
b. Năng lực chung:
- NL tự chủ -tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong việc đọc.
- NL giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng, thảo luận và đánh giá của học sinh trong việc báo cáo theo các tiểu chủ đề.
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ: chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngày soạn:31/08/2021 Ngày dạy:07/09/2021 BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật. - Nêu được cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu là rễ cây. - Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây, phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. 2. Năng lực: a. Năng lực đặc thù: - Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức: mô tả các con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ. - Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học: vận dụng được hiểu biết về sự hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn. b. Năng lực chung: - NL tự chủ -tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong việc đọc. - NL giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng, thảo luận và đánh giá của học sinh trong việc báo cáo theo các tiểu chủ đề. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ: chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, giáo án, Hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK, PHT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. Tiêu chí Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng Cơ chế Điều kiện PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Phân biệt con đường gian gian bào và con đường tế bào chất Nội dung Con đường gian bào Con đường tế bào chất Đường đi Vận tốc vận chuyển Tính chọn lọc 2. Chuẩn bị của HS: SGK, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút) 1. Mục tiêu: - HS hứng thú tìm hiểu kiến thức chủ đề mới. - Tích cực tìm tòi, học hỏi để hoàn thành nhiệm vụ. 2.Nội dung hoạt động - Quan sát phim, trả lời hệ thống các câu hỏi gợi mở của GV để nêu những phán đoán, suy nghĩ ban đầu về vai trò của nức đối với sinh vật nói chung và với TV nói riêng. 3.Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của nước với tế bào và thực vật. 4. Tổ chức hoạt động Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung a) Chuyển giao nhiệm vụ (2 phút) GV yêu cầu thành lập nhóm theo cặp, thảo luận trong 5 phút. Yêu cầu HS theo dõi video “vai trò của nước” -Tại sao nói “ khi đi tìm kiếm sự sống bên ngoài trái đất thì điều cần tìm đầu tiên đó là nước”? - Nêu vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể thực vật? HS theo dõi quan sát video về vai trò của nước. HS tiếp nhận nhiệm vụ và nhận dụng cụ ( giấy nháp). * Vai trò của nước đối với tế bào: - Nước là dung môi hòa tan các chất. - Đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào. - Tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường ). - Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. b) Thực hiện nhiệm vụ học tập (5 phút) GV tổ chức cho các nhóm thảo luận: Giám sát các nhóm thảo luận; Gợi ý, giúp đỡ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. Mỗi nhóm HS thảo luận để trả lời 2 câu hỏi, và ghi câu trả lời vào giấy nháp. c) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (3 phút) - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc nhóm và thảo luận. + GV chọn 2 nhóm bất kì báo cáo và các nhóm còn lại nhận xét. Hai nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét, góp ý. d) GV kết luận – đánh giá (1 phút) GV nhận xét,đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ. HS lắng nghe, rút kinh nghiệm trong hoạt động thảo luận. B. Hình thành kiến thức mới (25 phút) 1. Mục tiêu - Nêu được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. - Phân biệt 2 con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập. 2.Nội dung hoạt động - Quan sát hình động mô phỏng, tranh vẽ, trả lời hệ thống các câu hỏi gợi mở của GV để nêu về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây, con đường xâm nhập 3.Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây, phân biệt được hai con đường xâm nhập của nước và ion khoáng. 4. Tiến trình hoạt động: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Vòng chuyên gia: (10 phút) GV chia lớp thành 4 nhóm (2 bàn 1 nhóm) và giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau: Nhóm 1: Cơ chế hấp thụ nước. Nhóm 2: Cơ chế hấp thụ ion khoáng Nhóm 3: Con đường gian bào Nhóm 4: Con đường tế bào chất - Vòng mảnh ghép: (5 phút) GV thành lập các 4 nhóm mới, đảm bảo mỗi nhóm đều các chuyên gia ở 4 lĩnh vực và giao nhiệm vụ mới: Nhóm 1 và 2: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. Nhóm 3 và 4: Phân biệt con đường gian bào và con đường tế bào chất. HS tiếp nhận nhiệm vụ và nhận dụng cụ ( giấy nháp). I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút (phiếu học tập 1) 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ (phiếu học tập 2) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV tổ chức cho các nhóm thảo luận: Giám sát các nhóm thảo luận; Gợi ý, giúp đỡ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. - HS nghiên cứu SGK, trao đổi trong nhóm để thống nhất ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc nhóm và thảo luận. - Đại diện 1 nhóm báo cáo từng chủ đề trước lớp, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đưa thông tin phản hồi, nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức. HS lắng nghe, rút kinh nghiệm trong hoạt động thảo luận. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. Tiêu chí Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng Cơ chế Cơ chế thụ động: nước di chuyển từ môi trường nhược trương (có thế nước cao) trong môi trường đất vào tb lông hút của rễ, nơi có dịch bào ưu trương (có thế nước thấp hơn) - Cơ chế thụ động: 1 số ion khoáng đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion đó thấp hơn). - Cơ chế chủ động: 1 số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Điều kiện Khi có sự chênh lệch thế nước giữa đất(hoặc môi trường dinh dưỡng) và tế bào lông hút. Do quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước trong tế bào lông hút hoặc nồng độ các chất tan trong rễ cao. có sự chênh lệch nồng độ ion khoáng giữa đất và tế bào lông hút (thụ động) hoặc có tiêu tốn ATP (chủ động) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Phân biệt con đường gian gian bào và con đường tế bào chất Nội dung Con đường gian bào Con đường tế bào chất Đường đi - Đi theo không gian giữa các tế bào, giữa các bó sợi xenlulôzơ - Đến nội bì bị chặn ở đai caspari rồi chuyển sang con đường tế bào chất - Đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào từ ngoài vào trong Vận tốc vận chuyển Nhanh Chậm Tính chọn lọc Không có tính chọn lọc Có tính chọn lọc C. Hoạt động luyện tập - vận dụng (8 phút) 1. Mục tiêu: HS sử dùng kiến thức của chủ đề giải thích được: - Nêu vai trò của đai Caspari - Nêu được tại sao con đường tế bào chất lại có tính chọn lọc - Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lậu sẽ chết - Giải thích được ảnh hưởng của việc xới đất, thau chua và bón vôi của nông dân trong quá trình hấp thụ nước. 2. Nội dung: GV phát lệnh câu hoỉ thảo luận, HS theo nhóm (4 nhóm) viết ra giấy, suy nghĩ, trả lời. 3. Sản phẩm học tập: HS giải quyết được dựa trên kiến thức sinh học của chủ đề. 4. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Nêu vai trò của đai Caspari. Câu 2: Tại sao con đường tế bào chất lại có tính chọn lọc? Câu 3: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lậu sẽ chết? Câu 4: Giải thích được ảnh hưởng của việc xới đất, thau chua và bón vôi của nông dân trong quá trình hấp thụ nước? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi, thống nhất ý kiến, cử đại diện trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày từng câu, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đưa thông tin phản hồi, nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức. Câu 1: Điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ=> chọn lọc các chất cần thiết, ngăn cản các chất độc hại đi vào mạch gỗ. Câu 2: Do con đường tế bào chất đi qua tế bào, nơi diễn ra hoạt động sống nên các chất đi vào phải theo các nguyên tắc vận chuyển vật chất qua màng sinh chất. Câu 3: Khi thiếu oxi thì sẽ lên men yếm khí tạo các sản phẩm độc hại đối với cây , có thể làm lông hút bị chết , cây sẽ không hấp thụ được nước, mất cân bằng nước trong cây nên cây bị chết. Câu 4 : - Xới đất → tăng oxi nên không làm rụng lông hút. - Thau chua và bón vôi giúp tăng pH → không làm rụng lông hút. D. Hướng dẫn tự học (1 phút) - Trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 2- Vận chuyển các chất trong cây. V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_1_su_hap_thu_nuoc_va_muoi_khoang.docx