Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 26-40

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 26-40

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức:

+ Nêu được cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.

+ Giải thích được sự chuyên hoá của hệ thần kinh

+ Nắm và giải thích rõ phản xạ

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ:

- Giải thích được các hiện tượng trong đời sống

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Năng lực quan sát, phân loại phân nhóm, tìm mối liên hệ.

- Năng lực tư duy sáng tạo,tự quản lí, hợp tác,sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề

- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên

II. CHUẨN BỊ:

+ Hình vẽ : Hệ thần kinh dạng ống ở người

+ Hình vẽ : Sơ đồ cung phản xạ

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

+ SGK tìm tòi.

+ Vấn đáp gợi mở.

+ Trực quan tìm tòi

IV. TRỌNG TÂM

Hệ thần kinh dạng ống Hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể. Não bộ phát triển. Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :

1. Tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ.

* Nêu đặc điểm hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

3. Giảng bài mới.

Đặt vấn đề: Chúng ta tiếp tục nghiên cứu hệ thần kinh dạng ống để biết chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh là gì?

 

docx 53 trang huemn72 9762
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 26-40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 28 .. Ngày soạn 
Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm cảm ứng ở thực vật
+ So sánh cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật
+ Sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các nhóm sinh vật
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
+ Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực quan sát, phân loại phân nhóm, tìm mối liên hệ. 
- Năng lực tư duy sáng tạo,tự quản lí, hợp tác,sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên
II. CHUẨN BỊ: 
+ Hình vẽ hệ thần kinh thuỷ tức
+ Hình vẽ hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi.
+ Vấn đáp gợi mở.
+ Trực quan tìm tòi
IV. TRỌNG TÂM
- Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. 
- Phân biệt đặc điểm cảm ứng: 
Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.
- Tiến hoá của các hình thức cảm ứng:
+ Cảm ứng ở động vật đơn bào:
 * Chưa có hệ thần kinh. 
 * Hình thức cảm ứng là hướng động: Chuyển động đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm). Cơ thể phản ứng lại bằng chuyển động của cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.
+ Cảm ứng ở động vật đa bào:
 * Đã có hệ thần kinh.
 * Hình thức cảm ứng là các phản xạ: Phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, tuỳ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh.
Hệ thần kinh
Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh
Đặc điểm cảm ứng
Hệ thần kinh dạng lưới
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh 
Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng.
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể. 
Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
Hệ thần kinh dạng ống
Hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể. Não bộ phát triển. 
Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
+ Thế nào là ứng động và hướng động?
+ Sự giống và khác nhau giữa hướng động và ứng động?
2. Giảng bài mới.
Đặt vấn đề: Cảm ứng ở dộng vật có gì khác cảm ứng ở thực vật?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về cảm ứng ở động vật
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Thế nào là cảm ứng ở động vật? Cho ví dụ
 + Các khâu của cung phản xạ?
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật chưa có tổ chức thần kinh
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + tại sao động vật đơn bào chưa có hệ thần kinh? 
 + Hình thức trả lời của chúng với kích thích?
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Tại sao nói hệ thần kinh của thuỷ tức là hệ thần kinh sơ khai?
 + Khi kích thích tại một điểm trên cơ thể thủy tức nó phản ứng lại kích thích như thế nào?
 + Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Hệ thần kinh chuỗi hạch có ở những động vật nào?
 + Động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch phản ứng lại kích thích của môi trường như thế nào?
 + Tại sao HTK dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích?
 + Hệ thần kinh có xu hướng tập trung hay phân tán?
 + Việc hình thành đầu và hạch não có lợi như thế nào đối với sinh vật?
TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT5: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
I. KHÁI NIỆM VỀ CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT
+ Có cơ quan cảm ứng chuyên hoá (hệ thần kinh- các tế bào làm nhiệm vụ cảm ứng - neuron)
+ Trả lời kích thích nhanh, chính xác, nhận biết và phân biệt được nhiều loại kích thích
+ Hình thức : Phản xạ
* 1 Cung phản xạ gồm:
+ Thụ quan tiếp nhận kích thích
+ Bộ phận phân tích kích thích
+ Bộ phận trả lời kích thích
II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẠT CHƯA CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
+ Cơ thể đơn bào
+ Tiếp nhận và trả lời kích thích hoá học và vật lý trực tiếp
+ Hình thức : Chuyển động cơ thể bằng co rút chất nguyên sinh
III. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
1. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới
+ Nhóm động vật: đối xứng toả tròn, thuộc ruột khoang
+ Cấu tạo hệ thần kinh : các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới
+ Hình thức trả lời kích thích : co rút toàn thân
2. Cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thàn kinh dạng chuỗi hạch
+ Đối tượng : từ ruột khoang trở lên đến côn trùng
+ Cấu tạo chung : Các dây thần kinh tập trung theo chiều ngang và tập trung theo chiều dọc tạo nên các hạch thần kinh dạng bậc thang, dạng chuỗi hạch và dạng chuỗi hạch có hạch não.
+ Hình thức hoạt động : Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể. (chủ yếu là phản xạ không điều kiện)
4. Củng cố:
+ Các khâu của cung phản xạ?
+ Tại sao động vật có khả năng trả lời kích thích nhanh từ môi trường?
+ Loại tê bào chuyên hóa với chức năng cảm ứng?
+ Hệ thần kinh mạng lưới ở thuỷ tức là hệ thần kinh chưa thực hiện phản xạ, tại sao?
+ Mỗi hạch thần kinh trong hệ thần kinh chuỗi hạch đóng vai trò gì?
5. Dặn dò về nhà
- Tìm hiểu hệ thần kinh ở người và cá.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài 26 –SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 28 .. Ngày soạn 
Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
+ Nêu được cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.
+ Giải thích được sự chuyên hoá của hệ thần kinh
+ Nắm và giải thích rõ phản xạ
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giải thích được các hiện tượng trong đời sống
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực quan sát, phân loại phân nhóm, tìm mối liên hệ. 
- Năng lực tư duy sáng tạo,tự quản lí, hợp tác,sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên
II. CHUẨN BỊ: 
+ Hình vẽ : Hệ thần kinh dạng ống ở người
+ Hình vẽ : Sơ đồ cung phản xạ
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi.
+ Vấn đáp gợi mở.
+ Trực quan tìm tòi
IV. TRỌNG TÂM
Hệ thần kinh dạng ống
Hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể. Não bộ phát triển. 
Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
* Nêu đặc điểm hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
3. Giảng bài mới.
Đặt vấn đề: Chúng ta tiếp tục nghiên cứu hệ thần kinh dạng ống để biết chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh là gì?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống?
 + Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ?
 + Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, hãy hệ thống bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động của Hệ TK dạng ống
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Hoạt động của Hệ TK dạng ống được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào và nhờ yếu tố nào?
 + Quan sát hình 27.2 trả lời câu hỏi ?
 + Hãy nêu 3 ví dụ cho mỗi loại phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
a. Cấu trúc của Hệ TK dạng ống 
- Tất cả các động vật có xương sống đều có hệ thần kinh dạng ống nằm ở phía lưng, có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, được phân hoá thành não, tuỷ sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh. Não và tuỷ sống thuộc bộ phận thần kinh trung ương được bảo vệ trong hộp sọ và ống xương sống. 
Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể phân hệ thần kinh thành hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng.
b. Hoạt động của Hệ TK dạng ống
Mọi hoạt động từ đơn giản đến phức tạp của động vật có hệ thần kinh đều được thực hiện bằng cơ chế phản xạ.
Động vật có hệ thần kinh cấu tạo càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng nhiều và phản ứng càng chính xác, tiêu phí càng ít năng lượng, cách thức phản ứng càng đa dạng, phong phú, với số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều.
Động vật có hệ thần kinh, sống trong điều kiện môi trường luôn thay đổi, vùng phân bố ngày càng rộng, cơ thể phải có khả năng thích ứng cao. Vì thế, bên cạnh số lượng hạn chế các phản xạ không điều kiện có tính bẩm sinh, di truyền, cần được bổ sung thêm các phản xạ mới: phản xạ có điều kiện còn gọi là phản xạ học được, có tính mềm dẻo, thích nghi được với điều kiện sống mới. Vì vậy, cơ thể mới có thể tồn tại và phát triển.
4. Củng cố:
Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào?
5. Dặn dò về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK
- Đọc bài 28
V. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 30 .. Ngày soạn 
BÀI 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
+ Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và giải thích rõ từng giai đoạn xuất hiện điện thế hoạt động.
+ Trình bày được cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
+ Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực quan sát, phân loại phân nhóm, tìm mối liên hệ.
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ: 
+ Hình vẽ : 29.1, 29.2, 29.3, 29.4 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi.
+ Vấn đáp gợi mở.
+ Trực quan tìm tòi
IV. TRỌNG TÂM
* Điện hoạt động: Là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích. Nguyên nhân là do: sự thay đổi tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, gây nên sự khử cực (khi Na+ từ ngoài vào tế bào) - đảo cực (Na+ tiếp tục vào) - tái phân cực (khi K+ từ trong tế bào ra ngoài).
* Lan truyền xung thần kinh trên sợi dây thần kinh:
- Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.
- Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo → tốc độ truyền xung nhanh hơn trên sợi không có bao miêlin.
V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
* Nêu đặc điểm hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
3. Giảng bài mới.
Đặt vấn đề: Chúng ta tiếp tục nghiên cứu hệ thần kinh dạng ống để biết chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh là gì?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu điện thế hoạt động (Phần 2. Cơ chế hình thành điệnt hế hoạt động giảm tải GV có thể giới thiệu qua hoặc cho HS tự nghiên cứu)
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Nhắc lại thế nào là điện thế nghỉ?
 + Từ câu trả lời trên em hãy cho biết thế nào điện thế hoạt động (điện động).
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
 Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực
* Hoạt động 2: Tìm hiểu lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.3 trả lời câu hỏi
 + Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin diễn ra như thế nào?
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.4 trả lời câu hỏi
 + Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mieelin diễn ra như thế nào?
 + Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao mielin theo lối “nhảy cóc”?
TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
TT5: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH
1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin
- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. 
- Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh.
2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin
Trên sợi thần kinh có bao miêlin, sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Sự lan truyền theo kiểu này ở sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn rất nhiều so với sự lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêlin, lại tiết kiệm được năng lượng hoạt động của bơm 
4. Củng cố:
* Hãy so sánh sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh có và không có bao miêlin.
Sự lan truyền có bao mielin
Sự lan truyền không có bao mielin
Giống nhau
Xung thần kinh lan truyền do sự mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác trên sợi trục.
Khác
Cấu tạo
- Sợi thần kinh có bao mielin bao bọc bên ngoài:
+ Bao mielin bao bọc không liên tục, ngắt quãng tạo nên các eo ranvie.
+ Bao mielin có bản chất là photpholipit, có màu trắng cách điện.
Sợi thần kinh không có bao mielin bao bọc bên ngoài.
Cách lan truyền
- Xung thần kinh lan truyền theo lối nhảy cóc, từ eo ranvie này sang eo ranvie khác.
- Tiêu tốn năng lượng ít vì bơm Na+ và K+ chỉ hoạt động ở eo ranvie.
- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động của bơm Na+ và K+.
Vận tốc
Nhanh 100-120m/s
Chậm 3-5m/s
5. Dặn dò về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK
- Đọc bài 30
V. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 31 .. Ngày soạn 
BÀI 30: TRUYỀN TIN QUA XI NAP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
+ Nêu được cấu tạo của xináp.
+ Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giải thích được các hiện tượng trong đời sống
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực quan sát, phân loại phân nhóm, tìm mối liên hệ.
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ: 
+ Hình vẽ : 30.1, 30.2, 30.3 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi.
+ Vấn đáp gợi mở.
+ Trực quan tìm tòi
IV. TRỌNG TÂM
- Chuyển xung thần kinh qua xináp: Xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chuỳ xináp sẽ làm thay đổi tính them đối với Ca2+ → Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào ở chuỳ xi náp → vỡ các bóng chứa chất trung gian hoá học vào khe xi náp đến màng sau xináp → làm thay đổi tính thấm màng sau xináp tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp.
 Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
* Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi dây thần kinh có bao miêlin và sợi thần kinh không có bao miêlin?
3. Giảng bài mới.
Đặt vấn đề: Sự lan truyền xung thần kinh giữa 2 tế bào dây thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác được diễn ra như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm xinap
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Xináp là gì? Có những kiểu xináp nào.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
I. KHÁI NIỆM XINÁP
- Xináp là diện tiếp xúc giữa bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa bào thần kinh tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của xi náp
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 30.2 trả lời câu hỏi
 + Có mấy loại xináp, là những loại nào?
 + Trình bày cấu tạo xináp hóa học.
 + Nêu đặc điểm của xináp hóa học
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
II. CẤU TẠO CỦA XINÁP
- Có 2 loại xináp: xináp hóa học và xináp điện.
1. Cấu tạo xináp hóa học: 
- Chùy xináp gồm: Ti thể, túi chứa chất trung gian hóa học và màng trước xi náp.
- Khe xináp.
- Màng sau xináp và thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học. 
2. Đặc điểm:
- Mỗi xináp chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.
- Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật là axetincolin và noradrenalin.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình truyền tin qua xináp
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 30.3 trả lời câu hỏi
 + Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra ntn?
 + Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước ra màng sau mà không theo chiều ngược lại?
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP.
 Quá trình truyền tin qua xináp gồm 3 giai đoạn:
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xi náp và làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
- Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xi náp đến màng sau.
- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động hình thành lan truyền đi tiếp.
4. Củng cố:
* Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
5. Dặn dò về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK
- Đọc bài 31 và mục “em có biết”
V. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 32 .. Ngày soạn 
BÀI 31: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
+ Nêu được định nghĩa tập tính.
+ Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được.
+ Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giải thích được các hiện tượng tập tính trong đời sống
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực quan sát, phân loại phân nhóm, tìm mối liên hệ.
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ: 
+ Hình vẽ : 31.1, 31.2 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi.
+ Vấn đáp gợi mở.
+ Trực quan tìm tòi
IV. TRỌNG TÂM
- Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
- Dựa vào đặc điểm có thể phân biệt 2 loại tập tính chính là: Tập tính bẩm sinh và tập tính học được (tập tính thứ sinh). 
+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
- Cơ sở của tập tính là phản xạ: Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là những phản xạ có điều kiện.
V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cấu tạo xinap hóa học?
- Quá trình truyền tin qua xinap? Vì sao xung thần kinh truyền qua xinap một chiều?
3. Giảng bài mới.
Đặt vấn đề: Tại sao có những hành vi của động vật sinh ra đã có? Có hành vi lại có được là do học tập? Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong nội dung tập tính.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tập tính là gì?
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Tập tính là gì? 
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?
- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại tập tính
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
 + Có mấy loại tập tính, là những loại nào?
 + Thế nào là tập tính bẩm sinh. Lấy Vd minh họa.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
 + Thế nào là tập tính học được. Lấy Vd minh họa.
 + Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được
TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT5: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
- Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
1. Tập tính bẩm sinh: 
- Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
- Vd: Nhên chăng tơ. 
2. Tập tính học được:
- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
- Vd: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở thần kinh của tập tính.
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 31.2 trả lời câu hỏi
 + Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?
 + Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH.
- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.
- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi..
 Khi số lượng các xi náp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng.
4. Củng cố:
- Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh với tập tính học được.
- Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng
1. Sáo, vẹt nói được tiếng người. Đây thuộc loại tập tính
A. Học được.	B. Bản năng.
C. Bẩm sinh.	D. Vừa là bản năng vừa là học được.
2. Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính
A. Học được.	B. Bản năng.
C. Bẩm sinh.	D. Vừa là bản năng vừa là học được
3. Cơ sở sinh học của tập tính là
A. cung phản xạ	 B. hệ thần kinh
C. phản xạ	D. trung ương thần kinh.
4. Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập
A. cung phản xạ.	B. phản xạ không điều kiện.
C. các tập tính.	D. các phản xạ có điều kiện.
5. Dặn dò về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK
- Đọc bài 32 và mục “em có biết”
V. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 33 .. Ngày soạn 
BÀI 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
+ Nêu được định nghĩa tập tính.
+ Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được.
+ Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giải thích được các hiện tượng tập tính của động vật trong đời sống
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực quan sát, phân loại phân nhóm, tìm mối liên hệ.
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ: 
+ Hình vẽ : 32.1, 32.2 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ SGK tìm tòi.
+ Vấn đáp gợi mở.
+ Trực quan tìm tòi
IV. TRỌNG TÂM
- Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật: Tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư, tập tính xã hội.
- Một số hình thức học tập chủ yếu làm biến đổi tập tính của động vật là: quen nhờn, in vết, điều kiện hóa đáp ứng, điều kiện hóa hành động, học ngầm và học khôn.
- Ứng dụng của tập tính vào thực tiễn: Lợi dụng tập tính của động vật để diệt trừ sâu hại trong nông, lâm nghiệp; làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn nuôi ) bằng con đường hình thành phản xạ có điều kiện.
V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Tập tính là gì? Các dạng tập tính thường gặp? Cơ sở thần kinh của tập tính?
3. Giảng bài mới.
Đặt vấn đề: Chúng ta tiếp tục nghiên cứu hệ thần kinh dạng ống để biết chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh là gì?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Một số hình thức học tập ở động vật.
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Ở động vật có những hình thức học tập nào? 
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.
- Quen nhờn
- In vết
- Điều kiện hóa: gồm điều kiện hóa hành động, điều kiện hóa đáp ứng
- Học ngầm
 - Học khôn
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật 
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
+ Hãy nêu một số tập tính kiếm ăn, săn mồi ở động vật?
+ Em hãy cho biết: Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi mồi, giết con mồi như thế nào?.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
+ Động vật bảo vệ lãnh thổ ( cách đe dọa, tấn công, đánh dấu lãnh thổ ) như thế nào? Phân tích ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ (có ý nghĩa gì đối với đời sống động vật).
TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT7: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
+ Hãy nêu một số tập tính liên quan đến sinh sản ở động vật? Động vật ve vãn, dành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non như thế nào?.
+ Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào?
+ Cho các ví dụ về tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau.
TT9: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT5: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT8: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
V. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT.
1. Tập tính kiếm ăn
- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.
 - Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Dùng chất tiết, phân hay nước tiểu đánh dấu lãnh thổ. Chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập.
 - Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản
* Hoạt động 3: Tìm hiểu Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
 + Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo về mùa màng..)
 + Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
VI. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT.
- Giải trí: Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc. Dạy cá heo lao qua vòng tròn trên mặt nước...
- Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi...
- Bảo vệ mùa màng: Làm bù nhìn để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng...
 - Chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng...
- An ninh quốc phòng: Sử dụng chó để phát hiện ma túy và thuốc nổ...
* Tập tính học được chỉ có ở người: Kiềm chế cảm xúc (tức giận), ăn ngủ đúng giờ, tuân thủ luật pháp và đạo đức xã hội 
4. Củng cố:
- Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất?
- Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi sau: Một nhà tập tính học đã nghiên cứu cóc, chim sẻ, cá mập, sâu róm vào những thời điểm khác nhau. Tập tính nào dưới đây ông quan sát được ít nhất?
A. Tập tính kiếm mồi. B. Điều kiện hóa. C. In vết. D. Tập tính di cư. E. Học khôn.
5. Dặn dò về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài thực hành.
V. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 34 .. Ngày soạn 
BÀI 33: THỰC HÀNH XEM PHIM TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Sau khi học xong bài này HS cần phải phân tích được các dạng tập tính của động vật (tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính lãnh thổ, tập tính bầy đàn )
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Đĩa CD về vài dạng tập tính của một hoặc một số loài động vật hoặc ổ cứng của máy vi tính 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_26_40.docx