Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 8: Quang hợp ở thực vật - Trường Trung học Phổ thông Bắc Yên
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này, hs cần:
- Phát biểu được khái niệm quang hợp
- Nêu rõ vai trò của quang hợp ở cây xanh
- Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp
- Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu các sắc tố quang hợp
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cây xanh
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực Năng lực thành phần
Năng lực tự học - Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin về quang hợp ở thực vật .
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Xác định được các cơ quan và các bào quan tham gia vào quá trình quang hợp và vai trò của quang hợp đối với cây xanh.
Năng lực tư duy Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau giữa quang hợp và hô hấp
Năng lực giao tiếp hợp tác Hs phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung trong nhóm về các vấn đề: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
NL quản lí Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
Năng lực sử dụng CNTT Hs biết sử dụng phần mềm pp, word.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến quang hợp
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên :
- Tranh vẽ: Sơ đồ quang hợp của cây xanh (H8.1), cấu trúc của lá (H8.2), cấu trúc của lục lạp (H8.3).
- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về quang hợp.
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
- Phiếu học tập, đặc điểm cấu tạo, chức năng của lá và lục lạp
b. Học sinh :
- Tìm hiểu trước Bài 8 theo phân công của GV.
Ngày soạn: .. Ngày dạy: nhóm sinh : TRƯỜNG THPT BẮC YÊN Bài 8:QUANG HỢP Ở THỰC VẬT ( Lớp 11) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này, hs cần: - Phát biểu được khái niệm quang hợp - Nêu rõ vai trò của quang hợp ở cây xanh - Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp - Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu các sắc tố quang hợp 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây xanh 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung Nhóm năng lực Năng lực thành phần Năng lực tự học - Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin về quang hợp ở thực vật . - HS biết lập kế hoạch học tập. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Xác định được các cơ quan và các bào quan tham gia vào quá trình quang hợp và vai trò của quang hợp đối với cây xanh. Năng lực tư duy Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau giữa quang hợp và hô hấp Năng lực giao tiếp hợp tác Hs phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung trong nhóm về các vấn đề: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật NL quản lí Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân. Năng lực sử dụng CNTT Hs biết sử dụng phần mềm pp, word. - Năng lực chuyên biệt: + Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến quang hợp + Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên : - Tranh vẽ: Sơ đồ quang hợp của cây xanh (H8.1), cấu trúc của lá (H8.2), cấu trúc của lục lạp (H8.3). - Đĩa hoặc băng hình có nội dung về quang hợp. - Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm - Phiếu học tập, đặc điểm cấu tạo, chức năng của lá và lục lạp b. Học sinh : - Tìm hiểu trước Bài 8 theo phân công của GV. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Kểm tra bài cũ : ( không ) Dạy nội dung bài mới : A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5’) Giáo viên cho học sinh xem phim về : Quá trình quang hợp ở cây xanh, Và trả lời những câu hỏi ? Quang hợp có vai trò như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh? Nếu không có quang hợp thì chuyện gì sẽ xảy ra đối với cây xanh ? Quang hợp có quan trọng đối với sự sống của con người như thế nào ? Hoạt động 1 : Khái quát về quang hợp ở cây xanh. ( 15’ ) Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. - Mô tả được cấu tạo chung của tế bào nhân sơ Hoạt động của GV và HS Nội Dung Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 6 nhóm (6 – 8 học sinh). Cử nhóm trưởng, thư kí phân công các nhóm thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu HS Quan sát tranh hình 8.1 và nêu khái niệm quang hợp? - Viết phương trình tổng quát của quang hợp? - Vai trò quang hợp của cây xanh ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Phân công nhiệm vụ, thảo luận nhóm, thống nhất và thư kí ghi chép sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả. - GV: Quan sát và giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo - Sau khi nhóm 1 báo cáo, GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi bổ sung, nhận xét và lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Bước 4: Phương án KTĐG - GV: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm. - GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức: khái niệm quang hợp SGK - GV: Mở rộng kiến thức: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá xanh vì lá là cơ quan chuyên trách quang hợp. Ngoài ra, các phần có màu xanh khác của vỏ cây như vỏ thân, đài hoa, quả xanh cũng thực hiện quang hợp. * Liên hệ: Quang hợp rất quan trọng đối với sự sinh tồn của thực vật và con người vì tạo ra oxi cho sự sống I.Khái quát về quang hợp ở cây xanh 1. Khái niệm (SGK) Phương trình tổng quát: 6CO2 + 6H2O --------> C6H12O6 + 6O2 2.Vai trò quang hợp của cây xanh (SGK) Hoạt động 2: Lá là cơ quan quang hợp . ( 15’ ) Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo và chức năng của lá, lục lạp và các các hệ sắc tố quang hợp. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 6 nhóm (6 – 8 học sinh). Cử nhóm trưởng, thư kí phân công các nhóm thực hiện nhiệm vụ - GV: Cho HS quan sát lại tranh vẽ 8.2, 8.3 - Hoàn thành phiếu học tập - Hình thái, cấu tạo, chức năng của lá ? - Trả lời lệnh II.1 - Cấu trúc và chức năng của lục lạp ? - Chức năng của hệ sắc tố quang hợp? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Phân công nhiệm vụ, thảo luận nhóm, thống nhất và thư kí ghi chép sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả. - GV: Quan sát và giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo - Sau khi nhóm 1 báo cáo, GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi bổ sung, nhận xét và lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Bước 4: Phương án KTĐG - GV: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm. - GV đánh giá, hoàn chỉnh kiến thức. II. Cấu tạo của TB nhân sơ. II.LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP 1. Hình thái, giải phẩu của lá thích nghi với chức năng quang hợp. ( Mỗi học sinh hoàn thiện kiến thức vào phiếu học tập giống như phần phụ lục phục vụ cho nội dung này). 2.Lục lạp là bào quan quang hợp. ( Mỗi học sinh hoàn thiện kiến thức vào phiếu học tập giống như phần phụ lục phục vụ cho nội dung này). 3. Hệ sắc tố quang hợp - Hệ sắc tố gồm: Diệp lục: diệplục a và diệplục b), các sắc tố khác: Carôten và xantôphyl - Diệp lục: hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển hoá thành năng lượng trong ATP và NADPH. - Các sắc tố khác (carôtenôit) hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a C.LUYỆN TẬP: ( 5P’) Bước 1: Giao nhiệm vụ Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1. Sản phẩm của quá trình quang hợp này là: A. ATP, NADPH, O2 B. ATP, NADPH, H2O C. H2O, O2, ATP D. ATP, APG. Câu 2. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. Tích luỹ năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ. C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hoà nhiệt độ của không khí. Câu 3. Bộ phận nào của cây là cơ quan quang hợp ? A. Lá B. Thân C. Lục lạp D. Rễ, thân, lá Câu 4. Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là: A. Lục lạp. B. Lưới nội chất C. Khí khổng D. Ty thể. Câu 5. Vì sao lá cây có màu xanh lục? A.Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. GV quan sát và giúp đỡ học sinh. Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo - Yêu cầu đại diện nhóm lên báo cáo kết quả - Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung Bước 4: Phương án KTĐG - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của học sinh, chính xác hóa kiến thức D. VẬN DỤNG, TÌM TỎI, MỞ RỘNG (4’) So sánh quang hợp và hô hấp ở thực vật ? E. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC (1’) 1. Bài cũ: Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK 2. Bài mới: - Đọc trước bài mới: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 VÀ CAM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_8_quang_hop_o_thuc_vat_truong_tr.doc