Sinh 11 - Ôn tập giữa học kì I
Câu 1: Nêu vai trò của nước đối với thực vật?
Vai trò của nước đối với tế bào
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
- Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào, giúp cho quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra bình thường, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh.
Câu 2: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
cơ chế hấp thụ nước cơ chế hấp thụ ion khoáng
Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thẩm thấu (thụ động): nước di chuyển từ thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. - Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (nồng độ ion cao) vào trong tế bào lông hút (nồng độ ion thấp).
- Cơ chế chủ động: Ion đi từ nơi ngoài đất ( nồng độ ion thấp ) vào trong trong tế bào lông hút ( nồng độ ion cao ). Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡng nhưng cây vẫn có nhu cầu bơm các chất. (ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza.)
BÀI LÀM: Câu 1: Nêu vai trò của nước đối với thực vật? Vai trò của nước đối với tế bào - Là thành phần cấu tạo nên tế bào. - Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào. - Là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào, giúp cho quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra bình thường, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh. Câu 2: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? cơ chế hấp thụ nước cơ chế hấp thụ ion khoáng Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thẩm thấu (thụ động): nước di chuyển từ thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (nồng độ ion cao) vào trong tế bào lông hút (nồng độ ion thấp). Cơ chế chủ động: Ion đi từ nơi ngoài đất ( nồng độ ion thấp ) vào trong trong tế bào lông hút ( nồng độ ion cao ). Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡng nhưng cây vẫn có nhu cầu bơm các chất. (ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...) Câu 3: Cho biết các con đường thoát hơi nước qua lá? Giải thích vì sao thoát hơi nước qua lá là một tai họa tất yếu của thực vật? Thoát hơi nước qua lá có hai con đường: Qua lớp cutin ( mặt trên của lá ) Qua khí khổng ( mặt dưới của lá ) Khi no nước thành mỏng, tế bào căng ra => thành dầy cong theo => Khí khổng mở. Khi mất nước thành mỏng hết căng => thành dày duỗi thẳng => Khí khổng đóng. Thoát hơi nước qua lá là một tai họa tất yếu của thực vật vì: Tất yếu: Là động lực hút nước lên thân, lá,...theo dòng mạch gỗ. Làm khí khổng mở, CO2 khuếch tán vào trong cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. Giúp lá giảm nhiệt độ, đảm bảo quá trình sinh lý diễn ra bình thường. Tai họa: 90 – 98% lượng nước thoát ra.Vì vậy, thực vật phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước đã thoát, mà đây lại là điều không dễ dàng khi điều kiện môi trường luôn thay đổi. Câu 4: Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của thực vật? Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học? Vai trò của nguyên tố nito: Thiếu nito cây không thể sinh trưởng và phát triển bình thường => là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. Vai trò cấu trúc: Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, axit nucleic, diệp lục, ATP,... Vai trò điều tiết: Là thành phần cấu tạo của protein, enzim, coenzim và ATP,... Vì vậy, nito tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của protein trong tế bào chất. Quá trình cố định nito phân tử (Con đường sinh học): Con đường sinh học cố định nito là con đường cố định nito do các vi sinh vật thực hiện. Gồm hai nhóm: Vi khuẩn tự do: vi khuẩn lam. Vi khuẩn cộng sinh: vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ Đậu, bèo (Enzim nitrogenaza). Nhờ hệ vi sinh vật cố định nito để chuyển hóa. Câu 5: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là những nguyên tố như thế nào? Là nguyên tố mà cây không thể thiếu trong chu trình sống. Không thể thay thế được bởi nguyên tố khác. Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Câu 6: Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí cho cây trồng? Cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao Giảm chi phí đầu vào Không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường Câu 7: Quang hợp ở thực vật là gì? Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất? Quang hợp ở thực vật: Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước. Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất: Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng, làm nguyên liệu cho công nghiệp, làm dược liệu, Quang hợp lấy khí CO2 và giải phóng khí O2 giúp điều hòa không khí, cung cấp O2 cho sự sống. Chuyển hóa quang năng (năng lượng ánh sáng) thành hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học) trong các sản phẩm quang hợp, duy trì hoạt động của sinh giới. Câu 8: Diệp lục và sắc tố phụ của cây xanh có vai trò như thế nào trong quang hợp? Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Giải thích? Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm: Diệp lục và Carotenoit Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b => Lá cây có màu xanh lục. Carotenoit (Sắc tố phụ) gồm caroten và xantophyl => Lá có màu đỏ, cam, vàng. Hệ sắc tố có vai trò hấp thụ và truyền năng lượng từ ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Những cây lá đỏ vẫn quang hợp được vì: Trong cây có nhiều loại sắc tố, loại nào chiếm tỉ lệ nhiều hơn thì lá sẽ biểu hiện màu nâu đỏ. Cây lá đỏ vẫn có diệp lục (tỉ lệ nhỏ) và sắc tố đỏ (carotenoit) nhiều hơn => Cây vẫn quang hợp được. Câu 9: Cho biết điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp? Nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng trong quang hợp? Điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp: Nơi diễn ra: tilacôit của lục lạp. Điều kiện xảy ra pha sáng: có ánh sáng. Nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng trong quang hợp: Nguyên liệu: H2O, NADH+, ADP và ánh sáng. Sản phẩm: ATP, NADPH, O2 Câu 10: Cho biết nguyên liệu và sản phẩm của pha tối trong quang hợp? So sánh các con đường C3, C4 và con đường CAM? Nguyên liệu và sản phẩm của pha tối trong quang hợp: Nguyên liệu: ATP, NADPH. Sản phẩm: ADP, NADP+, C6H12O6 và các chất hữu cơ trung gian khác. So sánh các con đường C3, C4 và con đường CAM: Giống nhau: Có chu trình Canvin tạo ra AlPG, từ đó hình thành nên cacbohiđrat, axit amin, prôtêin, lipit, Khác nhau: C3 C4 CAM Chất nhận Ribulozo-1,5-điP PEP Sản phẩm đầu tiên của pha tối Hợp chất 3C (APG) Hợp chất 4C Tiến trình 1 giai đoạn: Chu trình Canvin, xảy ra trong tế bào mô giậu. 2 giai đoạn: Cố định CO2 (TB mô giậu) Tái cố định CO2 (TB bao bó mạch) Đều diễn ra vào ban ngày 2 giai đoạn: Cố định CO2 (diễn ra vào ban ngày khi khí khổng mở) Tái cố định CO2 theo chu trình canvin (diễn ra vào ban đêm khi khí khổng đóng )
Tài liệu đính kèm:
- sinh_11_on_tap_giua_hoc_ki_i.docx