Bài giảng Sinh học 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2022-2023 - Hoàng Liên An

Bài giảng Sinh học 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2022-2023 - Hoàng Liên An

Thế nào là sinh trưởng ở động vật ?

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

pptx 26 trang Trí Tài 01/07/2023 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2022-2023 - Hoàng Liên An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37 
Sinh trưởng và 
phát triển ở động vật 
Nội dung 
Bài học 
Khái niệm về sinh trưởng và 
phát triển ở động vật. 
Phát triển không qua biến thái. 
Phát triển qua biến thái. 
Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
Thế nào là sinh trưởng ở động vật ? 
Khái niệm về sinh trưởng ở động vật. 
Thế nào là sinh trưởng ở động vật ? 
• Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. 
Khái niệm về phát triển ở động vật. 
Khái niệm về phát triển ở động vật. 
Phôi 
Phân hóa tế bào 
Phát sinh các hình thái cơ quan 
Con non 
Sinh trưởng 
Con trưởng thành 
Khái niệm về phát triển ở động vật. 
• Quá trình phát triển ở động vật trải qua 3 giai đoạn : phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan,sinh trưởng. 
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái ,cấu tạo sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng. 
 Phát triển không qua biến thái 
 Phát triển qua biến thái: 
 + Phát triển qua biến thái hoàn toàn 
 + Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Các hình thức phát triển ở động vật. 
I 
Phát triển không qua biến thái 
► PT không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm, hình thái , cấu tạo và sinh lí tương tự như người trưởng thành. 
► Quá trình phát triển của con người có thể chia làm 2 giai đoạn: Giao đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh ra. 
10 
Phát triển không qua biến thái 
Tiêu chí 
Phát triển không qua biến thái 
Đại diện 
 Đa số ĐV có xương sống: cá, chim, bò sát, động vật có vú, cong người,... và 1 số ĐV không xương sống 
Đặc điểm 
Con non có các đặc điểm, hình thái , cấu tạo và sinh lí tương tự như cá thể trưởng thành. 
Các giai đoạn 
-Giai đoạn phôi thai: 
Hợp tử -> Phôi -> Thai nhi 
-Giai đoạn sau sinh : 
Không có biến thái. 
Trải qua lột xác 
Không trải qua lột xác. 
II 
Phát triển qua biến thái 
Biến thái hoàn toàn 
Biến thái không hoàn toàn 
Phát triển qua biến thái 
Phát triển qua biến thái hoàn toàn 
- Quá trình phát triển bướm chia thành 2 giai đoạn : Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. 
- Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. 
Giai đoạn phôi 
Giai đoạn hậu phôi 
VÒNG ĐỜI CỦA SÂU BƯỚM 
Phát triển qua biến thái hoàn toàn 
Tiêu chí 
Phát triển qua biến thái hoàn toàn 
Đại diện 
 Đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong,...) và lưỡng cư. 
Đặc điểm 
Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành , phải trải qua giai đoạn trung gian để biến đổi thành con trưởng thành. 
Các giai đoạn 
-Giai đoạn phôi: 
Hợp tử -> Phôi -> Sâu bướm 
-Giai đoạn hậu phôi : 
Xảy ra biến thái. 
Sâu bướm lột xác nhiều lần -> nhộng->con trưởng thành. 
Trải qua lột xác 
Trải qua lột xác. 
Vận dụng : 
Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hai cho cây trồng? 
Phát triển qua biến thái 
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Quá trình phát triển châu chấu chia thành 2 giai đoạn : Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. 
Giai đoạn phôi 
Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí, chưa hoàn thiện ( gần giống) so với con trưởng thành, ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. 
Giai đoạn hậu phôi 
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Tiêu chí 
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Đại diện 
 Một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào,... 
Đặc điểm 
Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí, chưa hoàn thiện ( gần giống) so với con trưởng thành, ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. 
Các giai đoạn 
-Giai đoạn phôi: 
Hợp tử -> Phôi -> Ấu trùng 
-Giai đoạn hậu phôi: 
Xảy ra biến thái. 
Ấu trùng lột xác nhiều lần -> con trưởng thành. 
Trải qua lột xác 
Ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành 
Hiện tượng rắn lột xác có phải là biến thái không? 
Không phải. Vì không có sự biến đổi về hình thái , cấu tạo và sinh lí. Điều này khác với kiểu lột xác ở côn trùng ( mỗi lần lột xác là mỗi lần tạo nên cơ quan mới cho cơ thể). 
Rắn lột xác để thay thế lớp da cũ đã bị bào mòn vì không còn đủ sức căng để bọc cơ thể lớn lên của nó. 
Phát triển không qua biến thái 
Phát triển qua biến thái 
Hoàn toàn 
Không hoàn toàn 
Đại diện 
Đa số ĐV có xương, nhiều loài ĐV không xương 
Đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong,.. ) và lưỡng cư. 
Một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián,... 
Các giai đoạn 
- Giai đoạn phôi thai. 
- Giai đoạn sau sinh. 
- Giai đoạn phôi. 
- Giai đoạn hậu phôi. 
- Giai đoạn phôi. 
- Giai đoạn hậu phôi. 
Đặc điểm 
Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành 
Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành 
Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành 
CỦNG CỐ 
Câu 1. Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển không qua biến thái ? 
Cá chim, châu chấu, ếch 
Bướm, chuồn chuồn, hươu, nai 
C. Cá voi, bồ câu, rắn, người 
D. Rắn, ruồi giấm, bướm 
C. Cá voi, bồ câu, rắn, người 
CỦNG CỐ 
Câu 2. Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn ? 
A. Cào cào, bướm, rắn mối 	 
B. Ruồi, ếch, bướm 
C. Bướm, châu chấu, cá heo 	 
D. Ve sầu, tôm, cua 
B. Ruồi, ếch, bướm 
CỦNG CỐ 
Câu 3. Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là: 
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. 
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. 
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. 
D. Châu chấu, ếch, muỗi. 
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. 
CỦNG CỐ 
Cho các thông tin sau: 
(1) các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm 
(2) hợp tự phân chia nhiều lần để tạo phôi 
(3) ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành 
(4) ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành 
(5) sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ 
(6) các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng 
Thông tin đúng về biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn là? 
A. Biến thái hoàn toàn: (2), (4), (5) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (3), (4), (6) 
B. Biến thái hoàn toàn: (1), (5), (6) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (3), (5) 
C. Biến thái hoàn toàn: (1), (3), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (5), (6) 
D. Biến thái hoàn toàn: (1), (2), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (2), (3), (5), (6) 
D. Biến thái hoàn toàn: (1), (2), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (2), (3), (5), (6) 
Cám ơn đã lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_11_bai_37_sinh_truong_va_phat_trien_o_don.pptx