Câu hỏi ôn tập Giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 11 - Năm học 2021-2022

Câu hỏi ôn tập Giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 11 - Năm học 2021-2022

Câu1: Vì sao bản vẽ phải vẽ theo các khổ giấy nhất định?

Câu 2: Việc quy định khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn?

Câu 3: Cách chia khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ A0 như thế nào? Kích thước ra sao?

Câu 4: Nêu cách vẽ khung bản vẽ và khung tên trên các loại khổ giấy?

Câu 5: Khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kĩ thuật, khổ giấy A1 đến A3 được đặt nằm ngang hay thẳng đứng? Khổ giấy A4 được đặt nằm ngang hay thẳng đứng?

Câu 6: Chỉ ra đâu là đường bao của khung tên, đâu là đường bao khung bản vẽ trên khổ giấy A4?

Câu 7: Lấy tỉ số kích thước chiều dài và chiều rộng của một khổ giấy chính bất kì cho kết quả bằng bao nhiêu và rút ra kết luận?

Câu 8: Quan sát khung tên dưới đây và cho biết kích thước của khung tên trên khổ giấy A4?

Câu 1: Khái niệm về tỉ lệ?

Câu 2: Có bao nhiêu loại tỉ lệ?

Câu 3: Kể tên một số trường hợp trên bản vẽ kĩ thuật dùng các tỉ lệ phóng to, thu nhỏ, nguyên hình?

Câu 4: Con số ghi kích thước có phụ thuộc vào tỉ lệ hay không? Con số ghi kích thước chỉ kích thước dài đo được của hình biểu diễn trên bản vẽ hay chỉ kích thước thật của vật thể?

Câu 5: Hình ảnh sau đây được vẽ theo tỉ lệ nào?

 

docx 6 trang Đoàn Hưng Thịnh 9162
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KÌ I (2021-2022)
MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11
Câu1: Vì sao bản vẽ phải vẽ theo các khổ giấy nhất định?
Câu 2: Việc quy định khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn?
Câu 3: Cách chia khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ A0 như thế nào? Kích thước ra sao?
Câu 4: Nêu cách vẽ khung bản vẽ và khung tên trên các loại khổ giấy?
Câu 5: Khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kĩ thuật, khổ giấy A1 đến A3 được đặt nằm ngang hay thẳng đứng? Khổ giấy A4 được đặt nằm ngang hay thẳng đứng?
Câu 6: Chỉ ra đâu là đường bao của khung tên, đâu là đường bao khung bản vẽ trên khổ giấy A4?
Câu 7: Lấy tỉ số kích thước chiều dài và chiều rộng của một khổ giấy chính bất kì cho kết quả bằng bao nhiêu và rút ra kết luận?
Câu 8: Quan sát khung tên dưới đây và cho biết kích thước của khung tên trên khổ giấy A4?
Câu 1: Khái niệm về tỉ lệ?
Câu 2: Có bao nhiêu loại tỉ lệ?
Câu 3: Kể tên một số trường hợp trên bản vẽ kĩ thuật dùng các tỉ lệ phóng to, thu nhỏ, nguyên hình?
Câu 4: Con số ghi kích thước có phụ thuộc vào tỉ lệ hay không? Con số ghi kích thước chỉ kích thước dài đo được của hình biểu diễn trên bản vẽ hay chỉ kích thước thật của vật thể?
Câu 5: Hình ảnh sau đây được vẽ theo tỉ lệ nào?
Câu 6: Chỉ ra cách ghi sai về tỉ lệ trong các cách ghi dưới đây:
A. 1:1 B. 1:2 C. 5:1 D. 5:3
Quan sát hình ảnh và trả lời
Câu 1: Tại sao cần có các nét vẽ khác nhau khi biểu diễn vật thể trong bản vẽ kĩ thuật?
Câu 2: Kể tên 5 nét vẽ thường gặp và những trường hợp nào dùng 5 nét vẽ đó?
Câu 3: Việc quy định chiều rộng các nét vẽ có liên quan gì đến bút vẽ?
Câu 4: Nếu cho bề rộng của nét liền đậm là (b) thì bề rộng của các nét còn lại so với nét liền đậm như thế nào?
Quan sát hình ảnh và trả lời
Câu 1: Chữ viết gồm những nội dung gì? Chữ viết cần các yêu cầu gì?
Câu 2: Có bao nhiêu cách viết chữ trong bản vẽ kĩ thuật?
Quan sát hình ảnh và trả lời
Câu 1: Để ghi kích thước cần có những yếu tố nào?
Câu 2: Đường dóng kích thước và đường kích thước được vẽ bằng nét gì?
Câu 3: Chỉ ra đường dóng kích thước và đường kích thước ở hình trên?
Câu 3: Cách ghi kích thước ở đường tròn và cung tròn?
Câu 4: Nếu ghi kích thước trên bản vẽ sai hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì hậu quả như thế nào?
Câu 5: Chỉ ra cách ghi kích thước sai trong các cách ghi dưới đây?
Câu 1: Sửa lại những chỗ sai về đường nét trong các hình vẽ dưới đây:
	Câu 2: Phát hiện chỗ sai sót trong cách ghi kích thước sau và sửa lại cho đúng
Câu 1: Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật?
Câu 2: Các khổ giấy chính nào dùng cho bản vẽ kĩ thuật?
Câu 3: Nêu tên gọi, mô tả hình dạng và ứng dụng các loại nét vẽ thường dùng?
Câu 4: Khi ghi kích thước, cần thể hiện chữ số, đường dóng và đường kích thước như thế nào?
Câu 5: Trên con số kích thước đường kính đường tròn và bán kính của cung tròn ghi các kí hiệu lần lượt sau:
	A. d và R.	B. và R.	C. và r.	D. d và r.
Câu 6: Đường bao khuất và cạnh khuất được vẽ bằng nét vẽ
	A. liền đậm.	B. đứt mảnh.	C. liền mảnh.	D. lượn sóng.
Câu 7: Đường tâm và đường trục đối xứng được vẽ bằng nét vẽ:
	A. liền mảnh.	B. đứt mảnh.	C. gạch chấm mảnh.	D. liền đậm.
Câu 8: Đường bao thấy và cạnh thấy được vẽ bằng nét vẽ:
	A. liền mảnh.	B. lượn sóng.	C. liền đậm.	D. đứt mảnh.
Câu 9: Tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ
	A. nguyên mẫu.	B. thu nhỏ	C. phóng to	D. nguyên hình
Câu 10: Khổ giấy A4 có kích thước tính theo mm là:
	A. 420×297.	B. 279×297.	C. 297×210.	D. 420×210.
Câu 11: Trên bản vẽ kĩ thuật những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị:
	A. mm.	B. cm.	C. m.	D. dm.
Câu 12: Kích thước của khổ giấy A0 là :
	A. 1189×841.	B. 1918×418.	C. 1198×481.	D. 1198×841
Câu 13: Đường kích thước và đường gióng kích thước được vẽ bằng nét:
	A. lượn sóng.	B. đứt mảnh.	C. liền đậm.	D. liền mảnh.
Câu 14: Có mấy loại nét vẽ thường gặp trong kĩ thuật?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 15: Chiều rộng d của nét chữ trong vẽ kĩ thuật thường lấy bằng:
	A. .	B. .	C. .	D. 
Câu 16: Trong khổ giấy A4 , đường bao bên trái của khung vẽ cách cạnh trái khổ giấy ?
	A. 30mm.	B. 20mm.	C. 5mm.	D. 15mm.
Câu 17: Trong hình cắt cục bộ, đường giới hạn phần hình cắt được vẽ bằng nét :
	A. lượn sóng 	B. đứt mảnh.	C. gạch chấm mảnh.	D. liền mảnh.
Câu 18: Kích thước góc 60010’30” đọc là :
	A. 60 độ 103 giây	B. 60 độ 103 phút	
	C. 60 độ 10 giây 30 phút	D. 60 độ 10 phút 30 giây
Câu 19: Đường kích thước thường được vẽ như thế nào so với phần tử ghi kích thước?
	A. Vuông góc 	B. Nghiêng 450.	
	C. Nghiêng 750.	D. Song song.
Câu 20: Kích thước khung tên vẽ trên khổ giấy A4 là :
	A. 140×32.	B. 142×23.	C. 143×22.	D. 142×32.
Câu 21: Khổ chữ trong tiêu chuẩn trình bày bản vẽ được xác định là chiều :
	A. cao chữ thường, đơn vị dm.	B. cao chữ hoa, đơn vị mm.	
	C. rộng chữ hoa, đơn vị cm.	D. rộng chữ thường, đơn vị mm.
Câu 1: Trình bày phương pháp chiếu góc thứ nhất?
Câu 2: Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?
Câu 3: Vị trí của khung tên trên bản vẽ kĩ thuật là ở góc
A. trái phía trên bản vẽ.	B. phải phía dưới bản vẽ.
C. phải phía trên bản vẽ.	D. trái phía dưới bản vẽ.
Câu 4: Trong phương pháp góc chiếu thứ nhất, hình chiếu bằng được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng?
A. Bên trái	B. Bên phải 	C. Ở dưới	 	D. Ở trên 
Câu 5: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt ở đâu so với người quan sát và mặt phẳng hình chiếu?
	A. Đặt trên.	B. Đặt sau.	C. Đặt trước. D. Đặt giữa .
Câu 6: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, các tia chiếu như thế nào so với mặt phẳng hình chiếu?
	A. song song.	B. vuông góc.	
	C. hợp với mặt phẳng một góc α .	D. các tia chiếu hội tụ tại một điểm .
Câu 7: Một vật thể có chiều dài thực là 4 cm được vẽ vào bản vẽ với tỉ lệ 2:1, con số ghi kích thước trên vật thể đó là 
	A. 80.	B. 40.	C. 20.	D. 4.
Câu 8: Chỉ ra hình chiếu đứng, bằng và cạnh trong các hình dưới đây:
Câu 1: Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?
Câu 2: Phân biệt các loại hình cắt: hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa và hình cắt cục bộ?
Câu 3: Vẽ hình cắt toàn bộ của giá đỡ?
Câu 4: Vẽ hình cắt một nửa của gối cột?
Câu 5: Vẽ mặt cắt phần có rãnh của trục?
Câu 6. Trong hình cắt cục bộ, đường giới hạn phần hình cắt được vẽ bằng nét:
	A. Gạch chấm mảnh.	B. Lượn sóng.	C. Liền mảnh.	D. Đứt mảnh.
Câu 7: Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm:
	A trước mặt phẳng cắt.	B trên mặt phẳng cắt.	
	C ngoài mặt phẳng cắt.	D sau mặt phẳng cắt.
Câu 8: Mặt cắt chập được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng?
	A Bên trái.	B Bên phải.	C Bên trong.	D Bên ngoài.
Câu 9: Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét:
	A. Gạch chấm mảnh.	B. Liền mảnh.	C. Đứt mảnh.	D. Liền đậm.
Câu 10: Đường gạch gạch trên mặt cắt và hình cắt được vẽ bằng nét:
	A lượn sóng.	B liền mảnh.	C đứt mảnh.	D gạch chấm mảnh.
Câu 11: Mặt cắt rời liên hệ với hình chiếu tương ứng bằng nét:
	A. Lượn sóng.	B. Gạch chấm mảnh.	C. Liền mảnh.	D. Đứt mảnh.
Câu 12: Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể được biểu diễn bởi hình:
	A chiếu trục đo.	B cắt toàn phần.	C cắt một nửa.	D cắt cục bộ.
Câu 13: Mặt cắt rời có thể đặt ở đâu?
	A Bất kì chỗ nào trên bản vẽ	B Bên phải hình chiếu	
	C Bên trong hình chiếu. 	D Bên trái hình chiếu.
Câu 14: Quan sát hình dưới đây và cho biết đâu là hình biểu diễn đúng mặt cắt?
A B 	C 	D 
Câu 15: Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể: 
	A sau mặt phẳng cắt.	B nằm trên mặt phẳng cắt.	
	C nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt.	D trước mặt phẳng cắt.
Câu 1: Định nghĩa các khái niệm: điểm nhìn, mặt tranh, mặt phẳng vật thể, mặt phẳng tầm mắt, đường chân trời, điểm tụ?
	Câu 2: Hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh, hình nào gây ấn tượng giống như quan sát trong thực tế ?
	Câu 3: So sánh hình biểu diễn nhận được trong phương pháp hình chiếu phối cảnh với một bức ảnh thông thường?
	Câu 4: So sánh việc vẽ phác hình chiếu phối cảnh với việc vẽ tranh phong cảnh?
	Câu 5: Phép chiếu xuyên tâm được sử dụng để vẽ loại hình biểu diễn nào?
	A. Hình chiếu vuông góc.	B. Hình chiếu trục đo.	
	C. Hình chiếu phối cảnh.	D. Hình cắt.
	Câu 6: Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh:
	A vuông góc với mặt phẳng tầm mắt.	B song song với mặt phẳng tầm mắt.	
	C vuông góc với 1 mặt của vật thể.	D song song với 1 mặt của vật thể.
	Câu 7: Ngôi nhà dưới đây được biểu diễn bởi hình chiếu:
	A trục đo.	B phối cảnh hai điểm tụ.	
	C phối cảnh một điểm tụ	D vuông góc
-----------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_giua_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_11_nam_hoc_20.docx