Giáo án Tin học 11 - Bài 12: Kiểu xâu (bài tập)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Biết được cách khai báo biến, nhập xuất dữ liệu, tham chiếu đến từng kí tự của xâu
- Biết được các thao tác xử lí xâu.
2. Về kĩ năng
- Nhận biết được trường hợp nào cần sử dụng kiểu xâu
- Khai báo được biến kiểu xâu trong ngôn ngữ lập trình Pascal
- Sử dụng được biến xâu và các thao tác xử lí xâu để giải quyết một số bài toán đơn giản trong Pascal.
3. Thái độ
- Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học.
- Giúp HS nâng cao kiến thức về sử dụng NNLT, tạo hứng thú cho HS tư duy từ đó tích cực nghiên cứu và thêm yêu thích môn học.
II.Tiến trình dạy học
1. Khung tiến trình dạy học
Hoạt động Nội dung Hoạt động học tập của HS Thời gian (Phút)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 12: Kiểu xâu (bài tập)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/03/2019 Ngày giảng:09/03/2019 Tiết 35 BÀI 12: KIỂU XÂU (BÀI TẬP) Người soạn: Trần Diệu Linh GVHD: Bùi Thị Thu Huyền Mục tiêu Về kiến thức Biết được cách khai báo biến, nhập xuất dữ liệu, tham chiếu đến từng kí tự của xâu Biết được các thao tác xử lí xâu. Về kĩ năng Nhận biết được trường hợp nào cần sử dụng kiểu xâu Khai báo được biến kiểu xâu trong ngôn ngữ lập trình Pascal Sử dụng được biến xâu và các thao tác xử lí xâu để giải quyết một số bài toán đơn giản trong Pascal. Thái độ Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học. Giúp HS nâng cao kiến thức về sử dụng NNLT, tạo hứng thú cho HS tư duy từ đó tích cực nghiên cứu và thêm yêu thích môn học. II.Tiến trình dạy học Khung tiến trình dạy học Hoạt động Nội dung Hoạt động học tập của HS Thời gian (Phút) Khởi động Khởi động N1: Ôn lại các kiến thức về cách khai báo xâu và các thao tác xử lí xâu 10 Luyện tập Bài tập 1 N2: Nghe hướng dẫn của giáo viên và thực hiện theo yêu cầu của GV 20 Bài tập 2 N3. Nghe hướng dẫn của giáo viên và hoạt động nhóm. 15 Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học Hoạt động khởi động Mục tiêu: Nhắc lại cho HS kiến thức cũ về kiểu xâu Tạo không khí đầu giờ Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0 đã được ghi các đoạn chương trình, chương trình Pascal. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Trò chơi: “Ai lên cao hơn?” Luật chơi: Có 2 đội chơi. Dãy bên phải tương ứng với đội thỏ, dãy bên trái tương ứng với đội hổ. Các đội sẽ chọn câu hỏi để trả lời. Đội nào giơ tay nhanh hơn sẽ được trả lời. Trả lời đúng sẽ được lên một bậc, sai thì đội còn lại sẽ giành được quyền trả lời. Đội nào về đích trước đội đó chiến thắng. HS tham gia trò chơi Hoạt động luyện tập Tìm hiểu về khái niệm xâu Mục tiêu: HS có thể khai báo biến, nhập xuất dữ liệu, tham chiếu đến từng kí tự của kiểu xâu và vận dụng các thao tác sử lí xâu vào bài toán. Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài tập 1: Viết chương trình nhập vào họ tên. In ra màn hình tên của người đó. Gợi ý: B1: Khai báo biến B2: Nhập xâu họ tên B3: Tìm kí tự trắng gần tên nhất Duyệt các phần tử từ cuối đến đầu dãy, kiểm tra kí tự đang xét có phải là kí tự trắng không? Cách 1: Xoá trong xâu họ tên từ vị trí đầu tiên đến vị trí thứ i Cách 2: Copy từ vị trí i+1 đến cuối xâu => được xâu tên. B4: In ra kết quả. GV viết các đoạn chương trình vào giấy và phát cho 2 dãy. Các dãy phải ghép các đoạn chương trình và dán lên bảng để được một chương trình hoàn chỉnh. Thời gian thảo luận nhóm là 5 phút. Chương trình cụ thể: + Cách 1:Sử dụng thủ tục Delete Program inten; Var ht: string; i, n: byte; begin write(‘Nhap ho ten: ’); readln(ht); n:= length(ht); for i:= n downto 1 do if ht[i] = ‘ ’ then begin delete(ht, 1, i); break; {dung de thoat khoi vong lap} end; write(‘Ten: ‘, ht); readln; end. + Cách 2: Sử dụng hàm Copy Program inten; Var ht, T: string; i, n: byte; begin write(‘Nhap ho ten: ’); readln(ht); n:= length(ht); for i:= n downto 1 do if ht[i] = ‘ ’ then begin T:= copy(ht,i+1,n - i); break; {dung de thoat khoi vong lap} end; write(‘Ten: ‘, T); readln; end. GV kiểm tra kết quả của các nhóm. GV cho HS quan sát chương trình đã chuẩn bị sẵn trong Pascal và chạy cho HS quan sát. Bài tập 2: Nhập vào 1 xâu thay thế tất cả các cụm kí tự ‘toan’ bằng cụm kí tự ‘tin’. GV gợi ý: + Dùng hàm pos(s1, s2) để tìm vị trí của kí tự ‘toan’ + Dùng thủ tục delete(s1, vt, n) để xoá cụm kí tự ‘toan’ ở vị trí vừa tìm được. + Cũng ở vị trí đó dùng thủ tục insert(s1, s2, vt) để chèn cụm kí tự ‘em’. GV gọi HS lên bảng làm bài Chương trình cụ thể Var s: string; i: integer; begin clrscr; write(‘Nhap xau: ’); readln(s); while pos(‘toan’,s) <> 0 do begin i:= pos(‘toan’,s); delete(s, i, 4); insert(‘tin’, s, i); end; write(‘Xau sau khi thay doi la: ‘,s); readln; end. GV chữa bài HS đọc đề bài, nêu ý tưởng HS thảo luận nhóm, lên bảng dán kết quả HS chữa bài. HS quan sát chương trình Lắng nghe, ghi bài HS lên bảng làm bài HS chữa bài BTVN: Viết chương trình nhập vào một xâu bất kì. In ra màn hình xâu đó sau khi đã xoá hết kí tự trắng dư thừa. Kí tự trắng dư thừa (dấu cách, kí tự trống) là kí tự trắng xuất hiện ở trước từ đầu tiên của xâu, sau từ cuối cùng của xâu và giữa các từ cách nhau nhiều hơn một kí tự trắng. III. Câu hỏi khởi động: Câu 1: Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh gì? Trả lời: IF-then Câu 2: Cách khai báo nào sau đây là đúng? A. var x: string[25]; B. var x = string[40]; C. var x: string(40); D. var x: = string(25) Câu 3: s:= ‘Tap the lop 11a3’; D:= length(s) D có giá trị là bao nhiêu? Trả lời: D=16 Câu 4: s:= ‘Lop 11a3 nang dong’; k:= pos(‘11a3’,s); Giá trị của k là? Trả lời: k=5 Câu 5: s1:= ‘ Phu nu’; s2:=‘Quoc te’; Để kết quả s2:= ‘Quoc te Phu nu’ ta thực hiện thao tác nào? s2:= insert(s1, s2, 6); s2:= insert(s1, s2, 8); s2:= insert(s1, s2, 5); s2:= insert(s1, s2, 7); Câu 6: Điền vào ... để hoàn chỉnh cấu trúc lặp với số lần biết trước dạng lặp lùi? For := ... ... ; Trả lời: For := downto do ; Câu 7: Cho xâu s:=‘tap the lop 11a3’; Sau khi thực hiện 2 lệnh s1:= copy(s, 9, 4); Write(s1); Kết quả in lên màn hình là gì? Trả lời: S1 = ‘11a3’ Câu 8: Em hãy đưa ra cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước? Trả lời: While do Câu 9: Cho xâu s:= ‘Bac Giang’ Khi đó s[5]=? Trả lời: S[5]=‘G’ Câu 10: Thủ tục Delete(st,vt,n) thực hiện việc xoá ... kí tự của biến xâu ... bắt đầu từ vị trí ... Trả lời: Thủ tục Delete(st,vt,n) thực hiện việc xoá n kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí vt IV. Rút ra kinh nghiệm, bổ sung: Phê duyệt của GVHD Bùi Thị Thu Huyền
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_11_bai_12_kieu_xau_bai_tap.docx