Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Công nghệ lớp 11 - Mã đề thi 2

Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Công nghệ lớp 11 - Mã đề thi 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 6 điểm)

Câu 1: Trong hình chiếu phối cảnh mặt phẳng thẳng đứng đặt vuông góc với mặt phẳng vật thể gọi là gì?

 A. Mặt phẳng tầm mắt B. Mặt phẳng vật thể

 C. Mặt tranh D. Điểm nhìn

Câu 2: Trong các giai đoạn thiết kế, nếu " thẩm định, đánh giá phương án thiết kế " không đạt thì phải quay về giai đoạn nào?

 A. Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử.

 B. Lập hồ sơ kĩ thuật.

 C. Thu thập thông tin, tiến hành thiết kế.

 D. Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế.

Câu 3: Mặt cắt là:

 A. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

 B. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

 C. Hình biểu diễn các đường gạch gạch và đường bao bên ngoài vật thể.

 D. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

Câu 4: Hình chiếu bằng của hình trụ là hình chữ nhật thì hình chiếu đứng là hình:

 A. Hình tam giác B. Hình thoi C. Hình elip D. Hình tròn

 

doc 2 trang lexuan 6132
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Công nghệ lớp 11 - Mã đề thi 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Công nghệ . Lớp:11 . Thời gian làm bài: 45 phút. 
(Không kể thời gian phát đề)
Họ tên học sinh: ........................................................ Số thứ tự: ................. Mã đề thi: 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 6 điểm)
Câu 1: Trong hình chiếu phối cảnh mặt phẳng thẳng đứng đặt vuông góc với mặt phẳng vật thể gọi là gì?
	A. Mặt phẳng tầm mắt	B. Mặt phẳng vật thể
	C. Mặt tranh	D. Điểm nhìn
Câu 2: Trong các giai đoạn thiết kế, nếu " thẩm định, đánh giá phương án thiết kế " không đạt thì phải quay về giai đoạn nào?
	A. Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử.
	B. Lập hồ sơ kĩ thuật.
	C. Thu thập thông tin, tiến hành thiết kế.
	D. Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế.
Câu 3: Mặt cắt là:
	A. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
	B. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
	C. Hình biểu diễn các đường gạch gạch và đường bao bên ngoài vật thể.
	D. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
Câu 4: Hình chiếu bằng của hình trụ là hình chữ nhật thì hình chiếu đứng là hình:
	A. Hình tam giác	B. Hình thoi	C. Hình elip	D. Hình tròn
Câu 5: Mặt đứng là:
	A. Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
	B. Hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
	C. Hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
	D. Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.
Câu 6: Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn:
	A. Tiết diện vuông góc của vật thể.	B. Hình dạng bên ngoài của vật thể.
	C. Hình dạng bên trong của vật thể.	D. Vật thể đối xứng.
Câu 7: Trên bản vẽ kĩ thuật những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị:
	A. m.	B. dm.	C. mm.	D. cm.
Câu 8: Hình chiếu trục đo được xây dựng dựa trên:
	A. Phép chiếu vuông góc	B. Phép chiếu song song
	C. Phép chiếu xuyên tâm	D. Tất cả đều sai
Câu 9: Trong phương pháp góc chiếu thứ nhất hình chiếu cạnh đặt ở đâu ?
	A. Phía bên trái hình chiếu đứng	B. Phía dưới hình chiếu đứng
	C. Phía trên hình chiếu đứng	D. Phía bên phải hình chiếu đứng
Câu 10: Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi:
	A. Mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể
	B. Mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể
	C. Mặt tranh tuỳ ý
	D. Mặt tranh song song với một mặt của vật thể
Câu 11: Hình cắt trong bản vẽ xây dựng thể hiện:
	A. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
	B. Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...
	C. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...
	D. Kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ, 
Câu 12: Khổ giấy A1 có kích thước là bao nhiêu (mm)?
	A. 297 x 210.	B. 420 x 297.	C. 841 x 594.	D. 594 x 420.
Câu 13: Cho đường tròn R = 7 cm thì trong hình chiếu trục đo, elip đó có độ dài của trục dài và trục ngắn là:
	A. 8,54 cm và 4,97 cm	B. 9,76 cm và 11,38 cm
	C. 17,08 cm và 9,94 cm	D. 122 cm và 71 cm
Câu 14: Trên con số kích thước đường kính đường tròn và bán kính của cung tròn ghi các kí hiệu lần lượt sau:
	A. và R.	B. M và R.	C. và M.	D. M và T.
Câu 15: Mặt bằng của bản vẽ xây dựng thể hiện:
	A. Kết cấu các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng theo yêu cầu.
	B. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.
	C. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cầu thang,...
	D. Vị trí, hình dáng, kết cấu các bộ phận ngôi nhà.
Câu 16: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình chiếu bằng có hướng chiếu từ đâu tới?
	A. Từ trái qua.	B. Từ trên xuống.	C. Từ phải qua.	D. Từ dưới lên.
Câu 17: Trình tự các bước để lập bản vẽ chi tiết như sau:
	A. Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm
	B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Tô đậm
	C. Vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Ghi phần chữ – Tô đậm
	D. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Tô đậm – Ghi phần chữ
Câu 18: Góc trục đo của hình chiếu trục đo xiên góc cân có:
	A. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 900 ; X’O’Z’= 1350	B. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350 ; X’O’Z’= 900
	C. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 1350	D. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 1200
Câu 19: Hình chiếu cạnh của hình cầu là hình?
	A. Hình vuông	B. Hình tròn	C. Hình chữ nhật	D. Cả 3 đều sai
Câu 20: Hình chiếu cạnh của hình hộp chữ nhật thể hiện chiều nào của vật thể:
	A. Chiều rộng và chiều ngang.	B. Chiều dài và chiều cao.
	C. Chiều cao và chiều rộng.	D. Chiều dài và chiều rộng.
Câu 21: Chọn câu sai khi nói về "đặc điểm của đường kích thước " :
	A. Kẻ song song với phần tử cần ghi kích thước.
	B. Vẽ bằng nét đứt mảnh, nét vẽ 0,25 mm.
	C. Ở hai đầu mút có vẽ mũi tên.
	D. Vẽ bằng nét liền mảnh.
Câu 22: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:
	A. phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
	B. p = q = r = 0,5
	C. phương chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu
	D. ba hệ số biến dạng khác nhau
Câu 23: Tỉ lệ nào sau đây là tỉ lệ phóng to:
	A. 6:1; 4:2	B. 10:1; 1:5;	C. 2:1; 1:1	D. 1:2; 1:20
Câu 24: Trong hình chiếu trục đo. Nếu chọn p, q. r là hệ số biến dạng theo các trục tọa độ O'X', O'Y', O'Z', thì hình chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số biến dạng nào sau đây?
	A. p = r =1; q = 0, 5.	B. q = r =1; p = 0,5.
	C. p = q = 0,5; r = 1.	D. p = q =1; r = 0,5.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Vẽ các hình chiếu (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) của vật thể sau theo phương pháp chiếu góc thứ nhất. Kích thước của vật thể được cho trong hình được tính theo kích thước của hình thoi, mỗi hình thoi biểu diễn một hình vuông có cạnh 10mm.
 ----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_11_ma_de_thi_2.doc