Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Hô hấp ở thực vật

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Hô hấp ở thực vật

I. Mục tiêu của bài:

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được bản chất của hô hấp, viết phương trình tổng quát và ý nghĩa của hô hấp.

 - Trình bày và phân biệt hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí.

 - Nhận biết được hô hấp sáng diễn ra ngoài ánh sáng.

 - Trình bày được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

 - Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với hô hấp.

 - Thực hiện được thí nghiệm: Phát hiện được hô hấp thực vật qua sự thải CO2; Phát hiện được hô hấp qua sự hút O2.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng phân tích so sánh

 - Kĩ năng tư duy logic, tổng hợp

 - Rèn luyện được kĩ năng làm thí nghiệm.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, biết ứng dụng các kiến thức đã học để bảo quản nông sản .

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực quan sát: Quan sát và phát hiện hô hấp ở thực vật.

- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.

- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Thấy được mối quan hệ giữa quang hợp với hô hấp và môi trường

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Vận dụng kiến thức về hô hấp ở thực vật vào việc phân bố cây trồng, bảo quản nông phẩm và ứng dụng trong các hoạt động sản xuất như là đảm bảo hô hấp cho hệ rễ bằng làm cỏ, sục bùn.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, các kiến thức liên quan, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm sự tăng nhiệt độ.

- Phiếu học tập và bảng phụ.

 - Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, dạy học nhóm, vấp đap – tìm tòi.

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp

2. Chuẩn bị của HS

- Học bài cũ

- Xem bài mới trước ở nhà

- Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm thí nghiệm.

 

doc 5 trang huemn72 19012
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Hô hấp ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	 Ngày giảng:
TIẾT - CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 
I. Mục tiêu của bài:
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được bản chất của hô hấp, viết phương trình tổng quát và ý nghĩa của hô hấp.
 - Trình bày và phân biệt hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí.
 - Nhận biết được hô hấp sáng diễn ra ngoài ánh sáng.
 - Trình bày được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
 - Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với hô hấp.
 - Thực hiện được thí nghiệm: Phát hiện được hô hấp thực vật qua sự thải CO2; Phát hiện được hô hấp qua sự hút O2. 
2. Kỹ năng: 
 - Rèn kĩ năng phân tích so sánh 
 - Kĩ năng tư duy logic, tổng hợp 
 - Rèn luyện được kĩ năng làm thí nghiệm. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, biết ứng dụng các kiến thức đã học để bảo quản nông sản .
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát: Quan sát và phát hiện hô hấp ở thực vật.
- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Thấy được mối quan hệ giữa quang hợp với hô hấp và môi trường
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Vận dụng kiến thức về hô hấp ở thực vật vào việc phân bố cây trồng, bảo quản nông phẩm và ứng dụng trong các hoạt động sản xuất như là đảm bảo hô hấp cho hệ rễ bằng làm cỏ, sục bùn...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, các kiến thức liên quan, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm sự tăng nhiệt độ. 
- Phiếu học tập và bảng phụ.
 - Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, dạy học nhóm, vấp đap – tìm tòi...
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
- Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm thí nghiệm.
III. Chuỗi các hoạt động học:
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
?Tại sao vào ban đêm ngủ dưới bóng cây ta lại thấy khó thở?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu 1 HS trình bày kết quả hoạt động học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh khác ý kiến và bổ sung thêm.
- GV xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
- GV bổ sung, hoàn thiện.
.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-Viết ra giấy các ý kiến cá nhân của mình.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Học sinh trình bày nội dung yêu cầu của giáo viên.
- HS khác có ý kiến bổ sung.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC	
Hoạt động 1. Tìm hiểu: KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Trình bày được bản chất của hô hấp, viết phương trình tổng quát và ý nghĩa của hô hấp.
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 
1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành nhóm đôi theo bàn. 
- Trình bày khái niệm về hô hấp?
- Hãy viết phương trình tổng quát?
- Nêu vai trò về hô hấp ở thực vật?
 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày nội dung được giao.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kết quả của học sinh dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
GV nhận xét và kết luận.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận nhóm và ghi kết quả
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
1. Hô hấp ở thực vật là gì ?
Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó:
+ Các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O 
+ Năng lượng được giải phóng và một phần tích lũy trong ATP.
2. Phương trình hô hấp tổng quát
C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + Q (nhiệt + ATP)
3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật
- Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể
- Một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt để duy trì thân nhiệt, thuận lợi cho các phản ứng của enzim
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.
Hoạt động 2. Tìm hiểu: CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Trình bày và phân biệt hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí.
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, kỹ năng so sánh. 
1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp 8 nhóm:
- Nhóm 1,2,3,4: 
Quan sát hình 12.2 và nghiên cứu, phân tích SGK hoàn thành PHT phần phân giải kị khí.
- Nhóm 5,6,7,8: 
+ Quan sát hình 12.2 và nghiên cứu, phân tích SGK hoàn thành PHT phần phân giải hiếu khí.
+ Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí ?
 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày nội dung được giao.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kết quả của học sinh dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
GV nhận xét và kết luận.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận nhóm và ghi kết quả: 
Nội dung
Phân giải kị khí
Phân giải hiếu khí
ĐK xảy ra
Nơi xảy ra
Các giai đoạn
Sản phẩm
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
II. CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Như đáp án phiếu học tập
Đáp án phiếu học tập
Nội dung
Phân giải kị khí
Phân giải hiếu khí
Điều kiện xảy ra
 Thiếu ôxi (Rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm vào nước )
Cần ôxi (Mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh: hạt đang nảy mầm, hoa đang nở )
Nơi xảy ra
Tế bào chất
Ti thể
Các giai đoạn
Đường phân và lên men.
Đường phân, chu trình Crep, chuỗi truyền điện tử.
Sản phẩm
Sản phẩm còn nhiều năng lượng: Rượu êtilic, axit lactic, CO2.
CO2, H2O, 38 ATP
Hoạt động 3. Tìm hiểu: KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Nhận biết được hô hấp sáng diễn ra ngoài ánh sáng.
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 
1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp 8 nhóm:
- Nhóm 1,2,3,4: Nghiên cứu mục III/ SGK/ 53, thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
- Trình bày khái niệm về hô hấp sáng?
- Hô hấp sáng chủ yếu xảy ra ở nhóm thực vật nào? Xảy ra ở những bào quan nào?
- Nhóm 5,6,7,8: Nghiên cứu mục III/ SGK/ 53, thảo luận và trả lời câu hỏi: 
- Nêu đặc điểm của hô hấp sáng?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày nội dung được giao.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kết quả của học sinh dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
GV nhận xét và kết luận.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận nhóm và ghi kết quả.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
III. HÔ HẤP SÁNG
- Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài ánh sáng
- Chủ yếu xảy ra ở thực vật C3, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao
- Xảy ra ở ba bào quan: Lục lạp, peroxixom, ti thể
- Đặc điểm: Xảy ra đông thời với quang hợp, không tạo ATP, gây lãng phí sản phẩm của quang hợp
Hoạt động 4. Tìm hiểu: QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Trình bày được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
 - Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với hô hấp.
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 
1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành nhóm đôi theo bàn. Gv yêu cầu các nhóm nghiên cứu mục IV/ SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
+ Nêu mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp. 
+ Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hô hấp ở thực vật
- Nêu một số phương pháp bảo quản nông phẩm?
 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày nội dung được giao.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kết quả của học sinh dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
GV nhận xét và kết luận.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận nhóm và ghi kết quả
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
IV. QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp: 
Quang hợp và hô hấp có mối quan hệ mật thiết với nhau.
2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường
a. Nước
b. Nhiệt độ
 c. Oxi
 d. Hàm lượng CO2
Hoạt động 5. THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Thực hiện được thí nghiệm: Phát hiện được hô hấp thực vật qua sự thải CO2; Phát hiện được hô hấp qua sự hút O2. 
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 
 - Rèn luyện được kĩ năng làm thí nghiệm. 
1.2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 1 và 2
GV: sử dụng H.14.1 và H.14.2 SGK, lưu ý một số điều cần thiết.
GV: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 5 - 6 HS
GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 
GV: Theo dõi ,hướng dẫn HS thí nghiệm
GV: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm .
- GV: nhận xét quá trình thực hành của HS .
- GV: Mỗi HS viết một bảng tường trình thí nghiệm,rút ra kết luật cho từng thí nghiệm và chung cho cả 2 thí nghiệm.
HS: nêu cách tiến hành thí nghiệm.
HS: Quan sát.
HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả thí nghiệm.
HS: Đại diện một số nhóm báo các thí nghiệm.
 Nhóm khác bổ sung.
 - HS: nộp bảng tường trình thí nghiệm vào tuần sau. 
	C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
* LUYỆN TẬP 
1. Ở thực vật xảy ra quá trình lên men khi nào? Cho ví dụ?
Đáp án: 
-Khi không có ôxi (môi trường yếm khí).
- Ví dụ: Khi cây bị ngập úng; hạt ngâm nước.
- Ứng dụng: Lên men hoa quả (rượu hoa quả..); muối rau quả (dưa góp; muối dưa...)
2. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? Nếu không muốn hô hấp kị khí xảy ra ta phải làm gì?
Đáp án:
- Ưu thế: Nhờ hô hấp mà các cơ chất: cacbohiđrat, lipit, pr có thể biến đổi qua lại với nhau. Hô hấp chuyển hoá năng lượng trong các HCHH từ QH thành năng lượng ATP. Năng lượng tạo ra gấp 19 lần so với hô hấp kị khí.
- Để hô hấp kị khí không xảy ra: tránh ngập úng; xới xáo cho đất tơi xốp; bảo quản nông sản...
*VẬN DỤNG
1. Chứng minh hô hấp là quá trình sinh lý trung tâm của thực vât?
Đáp án:
* Hô hấp là trung tâm quá trình TĐC trong tế bào :
- Nhờ hô hấp mà các cơ chất: cacbohiđrat, lipit, pr có thể biến đổi qua lại với nhau.
- Các sản fẩm trung gian của quá trình hô hấp dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên các thành phần khác của TB.
* Hô hấp là trung tâm năng lượng của TB :
- Hô hấp chuyển hoá năng lượng trong các HCHH từ QH thành năng lượng ATP.
- Qúa trình QH & các quá trình sinh tổng hợp các chất khác của cây xanh đều cần năng lượng.
- Các quá trình phân chia TB, cảm ứng,sinh trưởng cũng cần ATP.
2. Dựa vào kiến thức về quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy nêu các biện pháp để bảo quản nông phẩm. 
Đáp án:
- Phơi khô nông phẩm.
- Làm lạnh nông phẩm bằng cách để vào tủ lạnh.
- Bảo quản nông phẩm trong thùng chứa nhiều CO2.
 D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Phân tích ý nghĩa của sơ đồ sau:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_11_chu_de_ho_hap_o_thuc_vat.doc