Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Tiêu hóa ở động vật

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Tiêu hóa ở động vật

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC

- Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.

- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.

- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.

- Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.

- Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.

B. MỤC TIÊU DẠY HỌC

I. Phát triển năng lực:

1. Năng lực sinh học

1.1 Nhận thức sinh học (ký hiệu: SH1)

- Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.

- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.

- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.

- Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.

- Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.

1.2 Tìm hiểu thế giới sống (ký hiệu: SH2)

- Quan sát tiêu hóa ở động vật ngoài thực tế hoặc xem phim, ảnh .

1.3 Vận dụng kiến thức (ký hiệu: SH3)

 Biết cách bảo vệ sức khỏe liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Biết cách chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng động vật hợp lí.

2. Năng lực chung

- Năng lực quan sát: Quan sát các hình SGK và rút ra kiến thức về quá trình tiêu hóa ở các nhóm thực vật

- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.

- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Biết cách bảo vệ sức khỏe liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Biết cách chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng động vật hợp lí.

II. Phẩm chất hướng tới:

 - Chăm chỉ: tìm tòi, sáng tạo và sáng tạo trong học tập.

 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.

 - Tính trung thực: trung thực trong quá trình học tập.

 

doc 9 trang huemn72 13111
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Tiêu hóa ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 	 	 Ngày giảng: 
TIẾT - CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (2 tiết)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC
- Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.
- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.
- Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
B. MỤC TIÊU DẠY HỌC
I. Phát triển năng lực: 
1. Năng lực sinh học
1.1 Nhận thức sinh học (ký hiệu: SH1)
- Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.
- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.
- Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
1.2 Tìm hiểu thế giới sống (ký hiệu: SH2)
- Quan sát tiêu hóa ở động vật ngoài thực tế hoặc xem phim, ảnh .
1.3 Vận dụng kiến thức (ký hiệu: SH3)
 Biết cách bảo vệ sức khỏe liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Biết cách chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng động vật hợp lí.
2. Năng lực chung 
- Năng lực quan sát: Quan sát các hình SGK và rút ra kiến thức về quá trình tiêu hóa ở các nhóm thực vật
- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Biết cách bảo vệ sức khỏe liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Biết cách chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng động vật hợp lí.
II. Phẩm chất hướng tới:
 - Chăm chỉ: tìm tòi, sáng tạo và sáng tạo trong học tập.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.
 - Tính trung thực: trung thực trong quá trình học tập.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: Phiếu học tập; Chuẩn bị các phương tiện để trình chiếu kênh hình.
 2. Học sinh: 
- Đọc sgk bài 15 để trả lời các câu hỏi: Quan sát hình 15.1 để trả lời lệnh SGK mục II, 15.2 để trả lời lệnh SGK mục III, 15.3, 15.4, 15.5 15.6 và bảng 15 để trả lời lệnh SGK mục IV.
- Đọc sgk bài 16.
IV. Chuỗi các hoạt động học
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 * GV cho HS thảo luận theo bàn để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Vì sao khi nhai cơm trắng một lúc sau thì có vị ngọt?
- Dùng kênh hình mề gà hoặc vịt cho học sinh quan sát và kết hợp kiến thức thực tế yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 + Trong mề thường có những hạt sỏi nhỏ có nguồn gốc từ đâu? những hạt sỏi nhỏ có tác dụng gì?
Tại sao răng của thú ăn thịt rất dài và nhọn?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận để trả lời.
- HS quan sát, thảo luận và đưa ra nhận xét.
- HS nhớ lại kiến thức thực tế, thảo luận để trả lời.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của GV.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu: TIÊU HÓA LÀ GÌ?
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
 - Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.
 - Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 
1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu:
+ Nhóm 1 và 2 nghiên cứa SGK: Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
+ Nhóm 3 và 4 nghiên cứa câu trắc nghiệm SGK trả lời từ đó rút ra khái niệm tiêu hóa. yêu cầu giải thích cụ thể vì sao HS chọn phương án đó.
+ Nhóm 5 và 6 tìm hiểu khái niệm tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận theo bàn và đưa ra phương án đúng.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
* Mối quan hệ: Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường giúp lấy các chất cần thiết (chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài (các chất hữu cơ phức tạp phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hoá thành chất đơn giản) cung cấp cho quá trình chuyển hoá nội bào. 
Quá trình chuyển hoá nội bào tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể (trong đó có hoạt động trao đổi chất), tổng hợp các chất cần thiết xây dựng nên tế bào, cơ thể 
 Các sản phẩm không cần thiết hoặc thừa được đào thải ra ngoài thông qua hệ bài tiết, hô hấp 
I. TIÊU HÓA LÀ GÌ?
*Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành dạng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
 - TĂ được tiêu hóa trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào.
- TĂ được tiêu hóa bên ngoài tế bào ( trong túi tiêu hóa hoặc ống tiêu hóa) gọi là tiêu hoá ngoại bào. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu: TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT.
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, phân tích, so sánh. 
1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành nội dung theo phiếu học tập: 
+ Nhóm 1, 2 Quan sát hình 15.1 để trả lời lệnh SGK mục II và hòan thành phần ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa.
+ Nhóm 3, 4,5 quan sát hình để trả lời lệnh SGK mục III và hòan thành phần ĐV có túi tiêu hóa.
+ Nhóm 6, 7, 8 quan sát hình 15.3, 15.4, 15.5 15.6 và bảng 15 để trả lời lệnh SGK mục IV và hòan thành phần ĐV ống tiêu hóa.
- GV hướng dẫn bằng các câu hỏi sau:
+ Tại không bào tiêu hóa TĂ được tiêu hóa như thế nào? Enzim tham gia có nguồn gốc từ đâu?
+ Tại túi tiêu hóa TĂ được tiêu hóa như thế nào? En zim tham gia có nguồn gốc từ đâu?
+ Tại ống tiêu hóa TĂ được tiêu hóa như thế nào? En zim tham gia có nguồn gốc từ đâu? 
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích câu trả lời của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT.
1 Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
2. Ở động vật có túi tiêu hóa.
3. Ở động vật có ống tiêu hóa. 
( Nội dung theo đáp án phiếu học tập)
PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung phân biệt
ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa
ĐV có túi tiêu hóa
ĐV có ống tiêu hóa
Đại diện
Hình thức tiêu hóa
Đặc điểm tiêu hóa
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung phân biệt
ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa
ĐV có túi tiêu hóa
ĐV có ống tiêu hóa
Đại diện
ĐV đơn bào ( trùng giày, trùng biến hình, trùng roi)
Ruột khoang ( thủy tức) và giun dẹp.
Giun đất, châu chấu, cá, chim , bò sát, thú.
Hình thức tiêu hóa
Nội bào
Ngoại bào rồi đến nội bào
Ngoại bào
Đặc điểm tiêu hóa
 Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn bào): Tiêu hoá chủ yếu là nội bào.Thức ăn được thực bào và bị phân huỷ nhờ enzim thuỷ phân chứa trong lizôxôm.
 Động vật có túi tiêu hoá: Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ các enzim tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hoá trên thành túi) và tiêu hoá nội bào.
 Động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá: Tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong ống tiêu hóa, nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hóa). Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
Hoạt động 3. Tìm hiểu: ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, phân tích, so sánh. 
1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV cho HS quan sat hình tương ứng:
+ Nhóm 1,2 Quan sát hình 16.1A và 16.2 A để hòan thành nội dung PHT theo sự phân công của GV 
Răng chó Răng trâu
. + Nhóm 3 và 4: Quan sát hình 16.1B, 16.2 B và 16.2C để hòan thành nội dung PHT theo sự phân công của GV .
Dạ dày và ruột chó. Dạ dày và ruột thỏ
Dạ dày 4 ngăn của trâu
+ Nhóm 5,6: Quan sát hình 16.1B, 16.2 B để hòan thành nội dung PHT theo sự phân công của GV .
+ Nhóm 7 và 8: Quan sát hình 16.1B, 16.2 B và 16.2C để hòan thành nội dung PHT theo sự phân công của GV .
HS thảo luận, GV theo dõi và có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Răng thú có nhọn không? Có tác dụng gì?
+ Dạ dày đơn hay 4 ngăn? Mỗi ngăn có chức năng gì?
+ Ruột dài hay ngắn? Có thích nghi như thế nào?
+ Mang tràng có phát tiển không? Vì sao?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
V. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT
( Nội dung theo đáp án phiếu học tập)
PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Miệng
(răng)
Dạ dày
Ruột 
Manh tràng
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Miệng
(răng)
Rằng cửa hình nêm: Gặm và lấy thịt ra.
Răng nanh dài, nhọn:Cắm và giữ con mồi.
Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn: cắt thịt thành những mãnh nhỏ.
Răng hàm nhỏ: Ít sử dụng.
Răng cửa và răng nanh to, bằng: Giữ và giật cỏ.
Răng hàm và răng trước hàm có nhiều gờ cứng: Nghiền nát thức ăn.
Dạ dày
- Dạ dày đơn lớn: thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống dạ dày người.
- Dạ dày đơn ( ở thỏ, ngựa) lớn thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học giống dạ dày người.
- Dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. ( ở trâu, bò, cừu, dê)
Ruột 
Ruột non ngắn
Ruột non dài
Manh tràng
Không phát triển: không có chức năng tiêu hóa
- Manh tràng của ĐV có dạ dày đơn rất phát triển và có nhiều VSV cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.
- Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua manh tràng.
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức:
A.tiêu hóa nội bào.	B.tiêu hóa ngoại bào.
C.tiêu hóa nội bào rồi đến ngoại bào.	D. tiêu hóa ngoại bào rồi đến nội bào.
Câu 2. Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa:
A. hóa học ở trong tế bào và ngoài tế bào.	B. thức ăn ở trong ống tiêu hóa.
C.hóa học ở bên trong tế bào nhờ ezim lizôxôm. 	D. thức ăn trong ống tiêu hóa và túi tiêu hóa.
Câu 3. Ở động vật có ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu ở bộ phận nào?
A.Thực quản.	B.Dạ dày.	C.Ruột non.	D.Ruột già.
Câu 4. Khi nói về ưu điểm của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Dịch tiêu hóa được hòa loãng làm ezim dễ phân tán tiêu hóa thức ăn hiệu quả.
(2) Ống tiêu hóa được phân thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
(3) Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
(4).Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và cơ học.
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt?
A.Dạ dày đơn.	B.Ruột ngắn.	C.Răng nanh phát triển.	D.Manh tràng phát triển.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của động vật ăn thịt?
A.Răng nanh nhọn,dài.	B.Dạ dày đơn hoặc 4 ngăn tuỳ loài.
C.Ruột non thường ngắn.	D.Ruột tịt không phát triển.
Câu 7. Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?
A.Dạ cỏ.	B.Dạ lá sách.	C.Dạ tổ ong.	D.Dạ múi khế.
Câu 8. Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu,bò vẫn phát triển bình thường. Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây là đúng?
Số lượng thức ăn lấy vào nhiều.
Các vi sinh vật được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp prôtêin cho động vật. 
Lượng nitơ được tái sử dụng triệt để không bị mất đi qua nước tiểu.
Các sinh vật tiết enzim tiêu hóa xenlulôzơ cung cấp dinh dưỡng cho động vật.
A.4. 	B.3.	C.2	.D.1.
 D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao động vật nguyên sinh thường sống ở các vũng nước có nhiều chất hữu cơ thối rữa?
2. Theo em, làm gì để bảo vệ tốt hệ tiêu hóa?
3. GV đưa ra câu thành ngữ “ Nhai kĩ no lâu” . Vì sao “ nhai kĩ ” thì “ no lâu ”?
4. Em có biết loài động vật nào phàm ăn nhất? Loài động vật nào nhịn ăn giỏi nhất không?
5. VSV có vai trò gì đối với thú nhai lại?
6. Hiện nay, nhiều loài ĐV ăn TV và ăn ĐV ăn thịt đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Em hãy đề xuất một số biện pháp khắc phục?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_11_chu_de_tieu_hoa_o_dong_vat.doc